7 khái niệm quan trọng về quy hoạch đô thị

Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số khái niệm quy hoạch đô thị để giúp người đọc hiểu điều gì cần thiết và quan trọng để tạo nên sức sống cho một thành phố. 

Thế nào là quy hoạch đô thị?

Quy hoạch đô thị (Urban Planning) là quá trình phát triển và thiết kế các khu đô thị. Bao trùm trong quá trình đó là việc sử dụng đất mở, không khí, nước và môi trường được xây dựng bao gồm các tòa nhà, giao thông, các chức năng kinh tế và xã hội. 

Hoạt động quy hoạch thường được triển khai như một phần của quy hoạch thành phố lớn, trong đó QHĐT phải gắn liền với các tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức.

Trong đó các nhà làm QHĐT sẽ chỉ đạo sự phát triển của các thành phố và quận huyện. Hoạt động quy hoạch muốn hiệu quả, phát triển tốt đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và đóng góp ý kiến từ nhiều bên liên quan. Bao gồm người dân, chủ khu đất và từ đội ngũ cán bộ nhà nước. Các nhà làm quy hoạch cần suy nghĩ về kế hoạch của họ từ quan điểm của tất cả các đối tượng sẽ bị ảnh hưởng từ việc quy hoạch. Trong đó việc thực hiện kế hoạch sử dụng tiền thuế phải thực tế và tiết kiệm chi phí nhất có thể. 

Từ góc độ chính quyền địa phương, quy hoạch đô thị liên quan đến nhiều yếu tố của cuộc sống thành phố – các quỹ đất mới và sẵn có, các tòa nhà, đường xá, không gian chung, giao thông, phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và môi trường,… 

Các khía cạnh của hoạt động quy hoạch được phân loại thành các lĩnh vực khái niệm khác nhau. Những khu vực này thường được gọi là các loại quy hoạch đô thị, nhưng điều quan trọng là chúng không loại trừ lẫn nhau. Để một kế hoạch quy hoạch đô thị được gắn kết, nó phải bao gồm nhiều hoặc tất cả các yếu tố dưới đây.

Thế nào là quy hoạch đô thị?
Thế nào là quy hoạch đô thị?

7 chiến lược quy hoạch đô thị quan trọng nhất

Quy hoạch đô thị chiến lược

QHĐT chiến lược tập trung vào việc thiết lập các mục tiêu cấp cao và xác định các khu vực phát triển mong muốn cho một thành phố hoặc khu vực đô thị. Kết quả của quá trình lập kế hoạch là một kế hoạch chiến lược – còn được gọi là kế hoạch phát triển, chiến lược cốt lõi hay kế hoạch toàn diện. 

Các mục tiêu của kế hoạch chiến lược được bao gồm giảm bớt giao thông trong thành phố, tạo ra nhiều không gian cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống của công dân. Đồng thời thu hút khách du lịch cũng như người dân chuyển tới sinh sống. 

Quy hoạch đô thị chiến lược tập trung vào việc đặt ra các mục tiêu cấp cao và xác định các khu vực phát triển mong muốn cho một thành phố hoặc khu vực đô thị. 

7 chiến lược quy hoạch đô thị quan trọng nhất
7 chiến lược quy hoạch đô thị quan trọng nhất

Quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất chủ yếu liên quan đến luật pháp và chính sách, thông qua các công cụ quy hoạch như đạo luật, quy định, quy tắc, các chính sách của chính phủ để tác động đến việc sử dụng đất. 

Trên bình diện rộng, các công cụ quy hoạch đề cập đến việc phân loại, vị trí và số lượng đất cần thiết để thực hiện các chức năng khác nhau của thành phố. Chúng cũng dùng để khoanh vùng hoặc dành đất cho các mục đích nhất định như:

  • Khu dân cư: Các tòa nhà chung cư, nhà ở cho gia đình, khu căn hộ
  • Thương mại: Các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại
  • Công nghiệp: Cấu trúc như nhà máy sản xuất và kho
  • Thuộc về hành chính: Các công trình hành chính công, tòa án, đồn công an,…

Cũng như các loại quy hoạch đô thị khác, tham vấn cộng đồng và các bên liên quan là một phần quan trọng của quy hoạch sử dụng đất nhằm đảm bảo tính minh bạch và kết hợp được nhiều lợi ích vào quy hoạch tổng thể.

Quy hoạch tổng thể

Quy hoạch tổng thể thường được sử dụng cho các dự án phát triển từ những cánh đồng lúa trải dài hoặc xây dựng trên khu đất chưa phát triển. Thay vì sửa đổi các cấu trúc không gian đã có từ trước, thì kế hoạch này sẽ bắt đầu từ đầu. 

Loại QHĐT này hình dung ra trạng thái tương lai cho một không gian nhất định và những yếu tố quan trọng để đạt được tầm nhìn đó. Các nhà quy hoạch cần phải xem xét quy hoạch cần thiết (từ kế hoạch sử dụng đất) và cơ sở hạ tầng để khiến dự án khả thi. Chẳng hạn như đất ở và thương mại, cần cân nhắc yếu tố giao thông, vị trí đường xá,… Họ cũng cần phải quy hoạch vị trí các tiện ích đô thị như tiện ích cộng đồng, trường học, công viên,…

Chiến lược quy hoạch tổng thể
Chiến lược quy hoạch tổng thể

Tái quy hoạch đô thị

Ngược lại với quy hoạch tổng thể, tái quy hoạch tập trung vào việc cải thiện các khu vực đang trong tình trạng suy thoái. Định nghĩa chính xác về một khu vực giảm sút sẽ khác nhau giữa các thành phố. 

Ví dụ khu vực có số lượng doanh nghiệp phá sản sẽ đáng lo ngại cùng với sự gia tăng hoặc trì trệ dân số. 

Các chiến thuật cải thiện mà các nhà lãnh đạo thành phố sử dụng để phục hồi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gốc rễ của sự suy giảm, có thể bao gồm những hoạt động như sửa chữa đường xá, phát triển cơ sở hạ tầng, làm sạch ô nhiễm, bổ sung công viên và các không gian công cộng khác,…

Tương tác cộng đồng đặc biệt quan trọng với khái niệm tái quy hoạch đô thị này. Là bởi người dân địa phương và chủ các doanh nghiệp thường đã có những hiểu biết sâu sắc có thể giúp cung cấp thông tin và điều chỉnh các nỗ lực trong việc lập kế hoạch. 

Nhà quy hoạch có thể sẽ cần phải thay đổi mục đích sử dụng đất (khái niệm 2) từ công nghiệp sang đất nhà ở để quy hoạch chung cư, khu nhà ở hoặc liên quan đến quy hoạch môi trường trong việc dọn dẹp mọi thứ lộn xộn từ các trường hợp sử dụng trước đó. 

Tái quy hoạch đô thị
Tái quy hoạch đô thị

Phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế là xác định các lĩnh vực tăng trưởng để thúc đẩy sự thịnh vượng tài chính lớn mạnh mẽ trong thành phố, cụ thể là bằng cách thu hút các doanh nghiệp xây dựng mới hoặc chuyển văn phòng làm việc tới đó. 

Từ đó, các doanh nghiệp sẽ sử dụng lao động tại địa phương và điều tiết lưu lượng người làm việc tới khu vực đó làm việc và sinh sống. Sự dịch chuyển của các khu công nghiệp, văn phòng công ty, cơ sở sản xuất sẽ kéo theo hàng loạt các dịch vụ về ăn uống, khách sạn, vui chơi, mua sắm sẽ được thúc đẩy tại địa phương đó và tạo ra nguồn thu thập cho người dân. 

Tuy nhiên, đôi khi bộ phận đóng vai trò chủ chốt trong phát triển kinh tế lại nằm bên ngoài kế hoạch của một đô thị. Vì vậy, điều quan trọng là giúp điều hướng các bộ phận đó trong việc Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch tổng thể và kế hoạch cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo mọi dự án phát triển đều khả thi. 

Quy hoạch môi trường

Quy hoạch môi trường đô thị là một hình thức phát triển chiến lược nhấn mạnh tính bền vững. Các cân nhắc đối với loại quy hoạch này bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, đất ngập nước, môi trường sống của các loài nguy cấp, tính nhạy cảm của vùng lũ lụt và xói mòn ven biển. Cùng với một loạt các yếu tố môi trường khác liên quan đến mối quan hệ giữa hệ thống tự nhiên và con người. 

Các kế hoạch quy hoạch môi trường cần được đệ trình cùng với các kế hoạch tổng thể, phục hồi và cơ sở hạ tầng.

Bản đồ quy hoạch môi trường
Bản đồ quy hoạch môi trường

Quy hoạch cơ sở hạ tầng

Quy hoạch cơ sở hạ tầng đề cập đến các cơ sở và hệ thống cơ bản phục vụ thành phố và người dân. Làm thế nào để các cơ sở đó có thể hỗ trợ các mục tiêu đặt ra trong kế hoạch chiến lược? Quy hoạch cơ sở hạ tầng được bao gồm:

  • Cơ sở hạ tầng công trình công cộng như cấp thoát nước, điện, viễn thông,…
  • Cơ sở hạ tầng cộng đồng như trường học, bệnh viện, công viên,…
  • Giao thông an toàn như đường bộ, cảnh sát, cơ sở phòng cháy chữa cháy,…

Cũng như có thể thấy từ các khái niệm quy hoạch đô thị trên, một kế hoạch hoàn chỉnh cần nhiều yếu tố để có thể thực hiện. Nhưng nếu đã được thực hiện một cách bài bản, việc lập kế hoạch ở cấp thành phố, quận, huyện có thể tác động tích cực và lâu dài đến cộng đồng.

Tham khảo thêm các nội dung:
Giải pháp cung cấp thông tin bất động sản trên bản đồ số
Phần mềm lập bản đồ bất động sản đã thay đổi cuộc chơi như thế nào?
9 loại bản đồ dùng trong phân tích dữ liệu phổ biến nhất
Cuộc sống tiện ích hơn với việc lập bản đồ kết hợp thông tin vị trí
20 ứng dung của hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong cuộc sống

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Yêu cầu tư vấn, dùng thử

BizMap

Cách tốt nhất để đánh giá BizMap có phải là sự lựa chọn phù hợp nhất cho Doanh nghiệp của bạn hay không là trao cho chúng tôi cơ hội để tư vấn và đồng hành cùng bạn ngay từ lúc đầu. 
Hotline: 091-276-5656
Email: marketing@ekgis.com.vn 










ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC

Để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!







Affiliate partnerStrategy Partner

Yêu cầu tư vấn, dùng thử

Let’s Talk

Cho dù bạn đang cần tìm một sản phẩm đầy đủ chức năng hay mở rộng tính năng theo yêu cầu, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất.

Hotline: 091-276-5656
Email: marketing@ekgis.com.vn