Thiên tai thử thách không chỉ hệ thống, mà cả cách vận hành

Mỗi mùa mưa bão đi qua, những tổn thất để lại cho hạ tầng kỹ thuật đô thị không chỉ là con số. Đối các doanh nghiệp công ích (mạng lưới cống thoát nước, chiếu sáng, đường giao thông, cây xanh đô thị) điều thách thức nhất không chỉ nằm ở việc khắc phục hậu quả mà còn ở khả năng quản trị rủi ro trước thiên tai. Khi lũ về, mọi quyết định phải diễn ra nhanh, mọi nguồn lực phải được điều phối chính xác. Nhưng để có được điều đó, doanh nghiệp cần một thứ: dữ liệu và cái nhìn toàn cảnh.
Hậu quả của cách quản lý thủ công: phản ứng chậm, lãng phí nguồn lực
Thực tế, vẫn còn rất nhiều đơn vị quản lý hạ tầng đô thị đang vận hành hệ thống của mình theo phương pháp truyền thống – ghi chép bằng tay, sử dụng sơ đồ giấy, bảng tính rời rạc hoặc đơn giản là dựa vào trí nhớ và kinh nghiệm tích lũy của đội ngũ cán bộ. Trong điều kiện bình thường, khi tình huống không biến động và khối lượng công việc không quá tải, cách làm này vẫn có thể đảm bảo duy trì hoạt động ở mức cơ bản. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ: thiên tai, đặc biệt là mưa lớn và ngập lụt, không cho phép doanh nghiệp “điều hành theo thói quen”. Mỗi đợt mưa lớn kéo theo hàng loạt tình huống phát sinh đồng thời – tuyến đường bị ngập, cây đổ chắn lối đi, cống tắc gây ứ nước, mặt đường xuống cấp nghiêm trọng. Trong bối cảnh ấy, nếu doanh nghiệp không có một hệ thống bản đồ số trung tâm, hiển thị đầy đủ vị trí, hiện trạng từng tài sản, lịch sử bảo trì hay mức độ ưu tiên xử lý, toàn bộ bộ máy sẽ dễ rơi vào trạng thái hỗn loạn.
Khi đó, lãnh đạo không thể đưa ra quyết định nhanh vì thiếu thông tin tổng quan. Các tổ bảo trì không biết chính xác sự cố nằm ở đâu, ưu tiên xử lý như thế nào. Bộ phận điều phối phân công công việc dựa trên phỏng đoán hoặc gọi điện lòng vòng, gây chậm trễ. Các báo cáo gửi lên thiếu căn cứ rõ ràng, không đủ dữ liệu để đánh giá hiệu quả can thiệp hay rút kinh nghiệm sau thiên tai. Trong khi đó, áp lực từ người dân, từ chính quyền, từ yêu cầu đảm bảo an toàn hạ tầng cứ ngày một dồn dập. Khi không có công cụ hỗ trợ, ngay cả những nhân sự kỳ cựu, nhiều kinh nghiệm nhất cũng không thể xoay xở kịp trước lượng thông tin khổng lồ và các sự cố xảy ra liên tiếp. Thiếu dữ liệu tức thời, doanh nghiệp mất quyền chủ động. Và khi mất chủ động, rủi ro không chỉ là thiệt hại vật chất, mà còn là uy tín, là niềm tin của cộng đồng vào năng lực vận hành của hệ thống công ích.
Khi hạ tầng là xương sống, dữ liệu là “nguồn máu” giúp đô thị vận hành bền vững
Tại sao nhiều doanh nghiệp công ích, đặc biệt ở các đô thị đang chịu áp lực lớn về hạ tầng, đã lựa chọn chuyển đổi cách vận hành – từ quản lý thủ công sang quản lý bằng bản đồ số. GovOne (Phần mềm Quản lý bảo trì hạ tầng giao thông do eKMap phát triển) là một nền tảng như vậy. Được thiết kế riêng cho các đơn vị quản lý bảo trì hạ tầng giao thông, GovOne (Phần mềm Quản lý bảo trì hạ tầng giao thông do eKMap phát triển) là một nền tảng như vậy. Được thiết kế riêng cho các đơn vị quản lý bảo trì hạ tầng giao thông, GovOne giúp doanh nghiệp tạo lập bản đồ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, ghi nhận nhanh các vấn đề hư hỏng, sự cố di động, báo cáo trực quan, theo dõi nhân viên hiện trường… từ đó tạo ra một “hệ điều hành” thông minh cho việc theo dõi, điều phối và lập kế hoạch bảo trì.
Tại thành phố Lào Cai, GovOne đã được triển khai cho Ban Quản lý bảo trì đường bộ thuộc Sở Xây dựng Lào Cai thực hiện quản lý hạ tầng giao thông tỉnh, đặc biệt thể hiện hiệu quả trong các đợt mưa bão nhưu Yagi năm 2024. Khiứng dụng hiển thị các điểm đang xảy ra sạt lở, sự cố, tai nạn…tổ bảo trì được giao nhiệm vụ theo đúng vị trí cần xử lý, còn ban lãnh đạo có thể theo dõi tiến độ từ xa, nắm được tổng quan hiện trạng hạ tầng giao thông toàn thành phố chỉ với một giao diện. Điều này không chỉ giúp phản ứng nhanh với thiên tai, mà còn tạo ra hệ thống dữ liệu đủ mạnh để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả đầu tư, lập kế hoạch nâng cấp – bảo trì – phòng ngừa thiên tai có cơ sở khoa học.
>>> Đọc thêm: Sở xây dựng Lào Cai: Đưa ứng dụng số để quản lý bảo trì đường bộ – chủ động, nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả
Trước đây một tuyến đường xảy ra sự cố, rất mất thời gian có khi tới vài ngày để chúng tôi tổng hợp được đủ thông tin. Giờ thì chỉ cần mở phần mềm lên là biết ngay hôm nay có gì bất thường, ở đâu, ai phụ trách, đã xử lý chưa.
Cán bộ Ban quản lý bảo trì đường bộ – Sở Xây dựng Lào Cai chia sẻ.
Đối với các nhà quản lý cấp cao, ứng dụng quản lý này không chỉ là một công cụ vận hành, nó chính là “con mắt thứ ba” giúp nhìn xuyên qua mọi phòng ban, tổ đội, tài sản để đưa ra quyết định chiến lược trong thời gian ngắn nhất. Không cần phải có mặt ở hiện trường, người lãnh đạo vẫn có thể điều phối toàn bộ hệ thống. Không cần chờ báo cáo cuối tuần, họ vẫn có thể nắm được biến động từng khu vực theo thời gian thực.
Chuyển đổi số không phải lúc nào cũng bắt đầu từ việc ứng dụng các công nghệ, hệ thống lớn đắt đỏ. Với eKMap, hành trình có thể bắt đầu từ từng bước. Như việc số hóa mạng lưới tài sản đang có, từ một lĩnh vực đơn lẻ như chiếu sáng hay thoát nước, sau đó từng bước tích hợp, mở rộng theo nhu cầu của doanh nghiệp. Lợi ích không nằm ở công nghệ, mà ở việc doanh nghiệp trở nên chủ động, minh bạch và vận hành thông minh hơn trong mọi điều kiện.
Hạ tầng là xương sống của đô thị. Trong thời kỳ biến đổi khí hậu diễn ra một các phức tạp, áp lực thiên tai ngày càng lớn, doanh nghiệp công ích cần không chỉ sức người mà cả năng lực số để đứng vững và phục vụ người dân hiệu quả. Bản đồ số là công cụ giúp doanh nghiệp không bị động trước mưa lũ, mà chủ động bảo vệ những giá trị cốt lõi của đô thị – bằng dữ liệu, bằng kết nối, và bằng sự lãnh đạo sáng suốt dựa trên thông tin tức thời.
>>> Đọc thêm: Từ quản lý cảm tính sang quản lý dữ liệu – Con đường dài cho doanh nghiệp công ích
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ EK
- Hotline: 091 276 5656
- Email: marketing@ekgis.com.vn
- Website: https://ekgis.com.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/eKGIS
- Youtube: https://www.youtube.com/@eKMap_GIS-GeoAIServices
- Văn phòng Hà Nội: Khu văn phòng tầng 3, toà nhà CT1, Khu nhà ở Bộ Công An, đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Văn Phòng HCM: Tầng 6 Tòa nhà Parami, 140 Bạch Đằng, P.2, Q. Tân Bình, TP. HCM
- Tags: Bản đồ số, eKMap, eKMap Solutions, Ứng dụng GIS