Công nghệ mới ngày nay cho phép các doanh nghiệp truy cập vào nhiều dữ liệu bán hàng hay các dữ liệu về độ phủ khách hàng hơn bao giờ hết. Kết quả các doanh nghiệp nhận được là những thông tin dữ liệu hữu ích về hiệu suất làm việc tận dụng các cơ hội phát triển doanh nghiệp.
Trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay, doanh nghiệp nếu không tham gia thực hiện phân tích dữ liệu có khả năng sẽ bị tụt lại so với đối thủ cạnh tranh. Bởi vậy. làm thế nào để doanh nghiệp bắt tay vào việc thu thập và phân tích mọi dữ liệu khách hàng?
Trong nội dung sau, chúng tôi sẽ đưa ra hướng dẫn cần thiết cho doanh nghiệp về dữ liệu bán hàng, bao gồm phân tích dữ liệu là gì và cách thức triển khai hiệu quả.
Dữ liệu bán hàng là gì?
Dữ liệu bán hàng là một thuật ngữ dùng để chỉ bất kỳ số liệu hay thông tin thu thập có liên quan đến hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp. Điều này được bao gồm các thông tin cơ bản như tổng doanh số bán hàng, doanh thu và thống kê đại diện bán hàng hoặc KPI về giá trị lâu dài của khách hàng.
Doanh nghiệp cũng có thể thu thập dữ liệu cho toàn bộ doanh nghiệp của mình hoặc thu thập dữ liệu cho toàn bộ lãnh thổ, địa điểm và đại diện các bàn hàng riêng lẻ.
Dữ liệu bán hàng của doanh nghiệp sẽ thực sự hữu ích hơn nếu phụ thuộc vào dữ liệu doanh nghiệp đang sử dụng và cách phân tích các dữ liệu đó. Khi dữ liệu được triển khai phân tích đúng cách sẽ tạo ra sự khác biệt to lớn giữa doanh nghiệp đang phát triển và doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.
Làm thế nào để thu thập dữ liệu bán hàng?
Nhằm phân tích chính xác dữ liệu bán hàng, nhà quản trị cần thiết lập một danh sách dữ liệu đáng tin cậy. Hiện nay có rất nhiều phần mềm có sẵn giúp cho việc thu thập và theo dõi dữ liệu được dễ dàng như hệ thống POS, phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm phân tích dữ liệu trực tuyến,…
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các chiến lược truyền thống như triển khai khảo sát để thu thập thông tin có giá trị từ khách hàng. Việc thu thập email và số điện thoại của khách hàng cho phép doanh nghiệp nắm được liên hệ với họ thậm chí ngay cả sau khi mua hàng. Các dữ liệu thu thập được có giá trị lúc này sẽ đo lường được mức độ hài lòng của khách hàng dành cho sản phẩm/dịch vụ từ thương hiệu của bạn.
Không những thế, đánh giá mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp sẽ được giải quyết thông qua việc thu thập dữ liệu để xây dựng chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Tại sao nên theo dõi, phân tích hoạt động bán hàng?
Doanh nghiệp sẽ thực sự không đặt ra được mục tiêu nếu không được tiếp cận thông tin một cách thích hợp bởi khó có thể đánh giá doanh nghiệp có đang hoạt động như kế hoạch hay không.
Dưới đây là những lý do tại sao phân tích thông tin kinh doanh lại có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp mọi lĩnh vực.
Theo dõi mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp
Sử dụng phần mềm phân tích để theo dõi các hoạt động có liên quan đến các mục tiêu bán hàng đã xây dựng. Dữ liệu của doanh nghiệp sẽ cho biết mức doanh số mong muốn có đạt được hay không và khi nào sẽ đạt được. Điều này giúp cho doanh nghiệp không bị tụt lại so với đối thủ.
Nắm bắt những hoạt động triển khai tốt
Việc này giúp doanh nghiệp chủ động tìm kiếm được lĩnh vực doanh nghiệp đạt hiệu quả và phát triển lĩnh vực đó. Sản phẩm mới có gây được chú ý tới khách hàng không? Nếu có, chiến lược đẩy mạnh truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu hơn.
Khám phá những mặt hạn chế và thiếu sót
Phân tích dữ liệu giúp nhà quản trị tìm hiểu được những hoạt động không hiệu quả trong quy trình bán hàng của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp khắc phục mọi vấn đề kịp thời và hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra.
Các bước thực hiện phân tích dữ liệu bán hàng
Với những nội dung được đưa ra ở trên, doanh nghiệp đã phần nào hiểu rõ lý do tại sao cần thực hiện phân tích thông tin bán hàng. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách thức thực hiện việc phân tích này. Một quy trình đơn giản sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong bước đầu phát triển kế hoạch phân tích dữ liệu trong doanh nghiệp mình.
Bước 1: Xác định dữ liệu muốn thu thập
Trước khi bắt đầu, nhà quản trị phải quyết định loại thông tin muốn thu thập. Lời khuyên được đưa ra là doanh nghiệp nên thiết lập kế hoạch và mục tiêu bán hàng trước. Sau đó, lựa chọn dữ liệu sẽ đo lường chính xác mục tiêu đó.
Một số ví dụ về các loại dữ liệu bán hàng khác nhau có thể thu thập:
- Tổng doanh số: Tổng số doanh thu mà doanh nghiệp đã tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.
- Doanh thu: Tổng doanh thu bán hàng được tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.
- Bán hàng trên mỗi vị trí: Tổng số lần bán hàng do một địa điểm kinh doanh cụ thể tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.
- Doanh số trên mỗi người đại diện: Tổng số lần bán hàng do một trong những người đại diện của bạn tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.
- % Khách hàng tiềm năng: Tỷ lệ trung bình có thể chuyển đổi một khách hàng tiềm năng thành một lần bán hàng.
- Giá trị mua hàng trung bình: Doanh thu trung bình được tạo ra trên mỗi lần bán hàng.
- Cost Per Sale: Chi phí trung bình của bạn phát sinh cho mỗi lần bán hàng. Điều này bao gồm chi phí sản phẩm, lao động, v.v.
- Tăng trưởng doanh số bán hàng: Số lượng doanh số bán hàng đã tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định. Sử dụng công cụ này để theo dõi xu hướng bán hàng trong quá khứ và dự báo mức tăng trưởng trong tương lai.
Doanh nghiệp cần chọn cách kết hợp dữ liệu hiệu quả và cố gắng chọn các chỉ số đi sâu hơn và cung cấp thông tin về phản ứng của khách hàng.
Bước 2: Chọn phương pháp thu thập dữ liệu
Một số phương pháp thu thâp dữ liệu đã được thảo luận để nhà quản trị có thể cân nhắc xem xét. Việc lựa chọn sẽ phụ thuộc phần lớn vào mục tiêu hoàn thành và loại hình kinh
doanh của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ hay Start-up có thể lựa chọn các giải pháp đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn. Trong khi các hoạt động quy mô hơn cần yêu cầu một quy trình tự động hóa.
Tuy nhiên cho dù doanh nghiệp bạn lựa chọn phương pháp nào cũng cần đảm bảo rằng sẽ cung cấp cho nhà quản trị dữ liệu bán hàng theo thời gian thực khi cần sử dụng.
Bước 3: Theo dõi dữ liệu bán hàng
Doanh nghiệp cần kiểm tra dữ liệu bán hàng một cách thường xuyên. Xác định các mặt hàng hay dịch vụ mà doanh nghiệp đạt hiệu quả để tận dụng các cơ hội mới tiềm năng. Bên cạnh đó, cần chú ý đến hoạt động yếu kém để triển khai những thay đổi tích cực.
Những dữ liệu cần được theo dõi giám sát hàng ngày trong khi những chỉ số khác có thể được kiểm tra theo tuần, tháng hoặc quý.
Ngoài ra, tần suất xem xét báo cáo cũng tùy thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp. Nhà quản trị có thể liệt kê mục tiêu về doanh số theo tháng, theo quý hoặc năm. Do đó, không nhất thiết mọi dữ liệu phải theo dõi liên tục.
Bước 4: Chia sẻ, đánh giá kết quả với các bên liên quan
Việc phân tích dữ liệu sẽ có giá trị khi được sử dụng như một công cụ để phối hợp triển khai chiến lược kinh doanh. Việc sử dụng dữ liệu để tạo ra một bản đồ tương tác có thể sẽ giúp thúc đẩy các cuộc trao đổi giữa các cá nhân và bộ phận liên quan đến chiến lược kinh doanh tốt hơn. Một bản trình bày trực quan trên nền bản đồ số cho phép số lượng lớn người truy cập vào dữ liệu đó.
Do vậy, hãy sáng tạo và chia sẻ dữ liệu phân tích của doanh nghiệp theo một cách dễ hiểu và trực quan nhất để tối ưu được hoạt động triển khai chiến lược.
Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết hôm nay của eKMap. Mời quý doanh nghiệp ghé thăm Website eKMap để theo dõi các nội dung hữu ích về bản đồ số GIS tại đây.
Doanh nghiệp tham khảo thêm:
4 yếu tố cần cân nhắc khi phân tích vị trí kinh doanh
Giải pháp cung cấp thông tin bất động sản trên bản đồ số
Sử dụng 10 phương pháp phân tích vị trí với ứng dụng GIS
20 ứng dụng của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong cuộc sống
Lợi ích của GIS trong quan lý bản đồ khách hàng và điểm bán