7 thước đo quan trọng thúc đẩy doanh số bán hàng

Các số liệu kinh doanh được xem là thước đo quan trọng để thúc đẩy doanh số bán hàng trong doanh nghiệp. Các nhà phân tích luôn mong muốn tìm ra các phương án nhằm đo lường hiệu quả kinh doanh cũng như hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp. Thông qua các chỉ số đo lường quan trọng theo thời gian thực, các doanh nghiệp có thể tìm ra giải pháp tăng doanh số bán hàng và tránh các tổn thất. 

Trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp đều mắc sai lầm trong quá trình vận hành, kinh doanh. Tuy nhiên nhà quản lý có thể ngăn ngừa các sai lầm đáng tiếc bằng cách theo sát các chỉ số đo lường quan trọng, ảnh hưởng đến doanh thu và lộ trình phát triển của doanh nghiệp. Các thước đo này liên quan đến một hoặc nhiều chỉ số hữu ích được kiểm tra trong thời gian thực. Nhà quản lý cần xem xét các chỉ số nhằm xác định những thiếu sót có thể xảy ra trong chiến lược tăng doanh thu của mình. 

eKMap sẽ cung cấp 7 thước đo quan trọng để thúc đẩy doanh số bán hàng giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 

1. Chi phí chuyển đổi khách hàng

Chi phí chuyển đổi khách hàng – Customer Acquisition Cost (CAC) là thước đo quan trọng đầu tiên nhà quản lý cần quan tâm. CAC giúp nhà quản lý hiểu chính xác nguồn tiền tiếp thị của doanh nghiệp đang ở đâu và chúng có thể mang lại hiệu quả như thế nào. 

Mô hình CAC rất đơn giản: Nhà quản lý tính toán chi tiêu của mình cho các chiến lược chuyển đổi khách hàng khác nhau, các nỗ lực tiếp thị khác nhau, v.v. Sau đó khớp với số lượng khách hàng mà doanh nghiệp đã có được trong một khoảng thời gian nhất định. 

Thông qua chỉ số này doanh nghiệp có thể nắm được đâu là thời điểm tốt nhất để tìm và thu hút khách hàng. CAC cũng cho biết xu hướng trong thị trường mục tiêu và giúp doanh nghiệp tìm ra đâu là bước lãng phí chi phí. Đây là thước đo quan trọng để thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Các chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
Các chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp

2. Giá trị lâu dài của khách hàng

Giá trị lâu dài là mặt khác của CAC. Chỉ số này giúp nhà quản lý xác định cách thức và lý do doanh nghiệp cần tiếp thị. Giá trị lâu dài đòi hỏi nhà quản lý phải hiểu về CAC và kết hợp nó với giá trị mà khách hàng sẽ mang lại cho doanh nghiệp trong mối quan hệ của họ với doanh nghiệp.

Sau khi xác định được doanh nghiệp thường có thể nhận được bao nhiêu lợi nhuận từ khách hàng của mình, nhà quản lý có thể quay lại và đặt giới hạn chi tiêu cho các hoạt động chuyển đổi khách hàng. Nếu cả hai hoàn toàn không khớp, thì rõ ràng doanh nghiệp cần phải sửa đổi kế hoạch thu hút và giữ chân khách hàng của mình.

3. Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Tỷ lệ Churn)

Khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực SaaS, tỷ lệ rời đi của khách hàng đặc biệt mang ý nghĩa quan trọng. Ngày nay, trong thế giới đăng ký dịch vụ trực tuyến, tỷ lệ churn được xem là chỉ số cực kỳ phức tạp và khó đo lường.

Trong bài viết này chúng ta sẽ không tìm hiểu cụ thể về tỷ lệ Churn. Tuy nhiên nhà quản lý cần tìm ra tỷ lệ doanh thu hàng tháng của khách hàng và mối liên hệ tương quan đối với doanh thu của doanh nghiệp.

Có thể doanh nghiệp có tỷ lệ churn cao hơn trong một số mùa nhất định, điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần chi thêm vào ngân sách chuyển đổi khách hàng. Trong các trường hợp khác, nhà quản lý chỉ cần đánh giá lại cách dịch vụ đã được thiết lập và ảnh hưởng của nó đến đến cách thức doanh nghiệp giữ chân khách hàng.

7 thước đo quan trọng để thúc đẩy doanh số
7 thước đo quan trọng để thúc đẩy doanh số

4. Hiệu quả hoạt động văn phòng

Thước đo để thúc đẩy doanh số bán hàng này đơn giản hơn so với các chỉ số khác và doanh nghiệp có thể ứng dụng vô số cách để thực hiện đo lường. Nếu văn phòng hoạt động kém hiệu quả, doanh nghiệp rõ ràng sẽ bị thua lỗ. Nếu một chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động đặc biệt hiệu quả, nhà quản lý cần tìm hiểu làm cách nào để chuyển nó sang các lĩnh vực khác.

Việc đo lường năng suất làm việc của nhân viên không phải lúc nào cũng dễ dàng như việc sử dụng công cụ CRM và ERP. Những người sáng tạo có cách riêng để tạo ra năng suất, cũng như bộ phận nhân sự có những ý tưởng riêng. Mục tiêu của nhà quản lý là hiểu mọi người đang hoạt động như thế nào so với quy trình của họ và sau đó giải quyết vấn đề.

5. Doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng là thước đo quan trọng để đánh giá, thúc đẩy doanh số bán hàng. Để đo lường chỉ số này, nhà quản lý chỉ cần nắm bắt nhóm bán hàng của doanh nghiệp đang tạo ra bao nhiêu doanh thu mới. Nếu nhóm bán hàng không mang đến lợi ích cho doanh nghiệp thì có nghĩa họ đang hoạt động không tốt và cần phải thay đổi. 

Doanh số bán hàng là xương sống của toàn bộ doanh nghiệp. Chính vì vậy nếu nhóm bán hàng không hoạt động đúng cách và không mang đến hiệu quả có thể là mối đe dọa đối với toàn bộ máy vận hành của doanh nghiệp. Doanh số bán hàng được xem là chỉ số quan trọng, thể hiện năng lực kinh doanh của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp. 

6. Tỷ suất lợi nhuận gộp

Tỷ suất lợi nhuận gộp là một chỉ số tập trung hơn về doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Tỷ suất này đặt ra câu hỏi “Chúng ta đã giữ lại bao nhiêu doanh thu sau khi bỏ ra các chi phí?” Điều này có thể được đo lường bằng một tỷ lệ hoặc tỷ lệ phần trăm đơn giản. Đây là một thước đo quan trọng để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Nếu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ, thì về cơ bản doanh nghiệp ít có cơ hội tăng trưởng. Tỷ suất lợi nhuận thấp đồng nghĩa với việc doanh thu ròng thấp, doanh nghiệp cần thắt chặt ngân sách chi tiêu trong tương lai. 

Thước đo đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
Thước đo đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nghiệp

7. Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận, thậm chí còn quan trọng hơn tỷ suất lợi nhuận gộp, chỉ số này bao gồm tất cả các chi phí vận hành một doanh nghiệp. Chi phí thuê văn phòng là bao nhiêu? Các chi phí hàng tháng gây tổn thất cho doanh nghiệp là bao nhiêu? Chi phí chi trả cho nhân sự là bao nhiêu? Vốn bỏ ra ban đầu là bao nhiêu?

Để thúc đẩy doanh số bán hàng các doanh nghiệp cần đặt ra các câu hỏi về chi phí. Ngày nay các chủ doanh nghiệp cần tạo ra văn hóa doanh nghiệp cùng môi trường làm việc thu hút được những ứng viên trẻ tài năng. Ngoài ra nhà quản lý cần xem xét văn hóa doanh nghiệp hiện tại đang tác động như thế nào đến lợi ích của doanh nghiệp, cũng như đóng góp như thế nào đến lợi nhuận chung. 

Việc điều hành công việc kinh doanh sinh ra lãi tốn nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn hơn so với tưởng tượng. Tuy nhiên nếu nhà quản lý chú trọng và theo dõi sát sao các chỉ số kinh doanh quan trọng trên, thì có thể vạch ra một lộ trình cho một doanh nghiệp và thúc đẩy doanh số bán hàng ổn định. 

Mời quý doanh nghiệp ghé thăm Website eKMap để theo dõi các nội dung hữu ích về bản đồ số GIS tại đây.

Doanh nghiệp tham khảo thêm các nội dung:
10 chiến lược tăng doanh thu nhóm bán hàng ngành bán lẻ với GIS
Chiến lược 6 bước mở rộng khu vực kinh doanh cho doanh nghiệp thương mại
Khách hàng mục tiêu là ai? Làm thế nào để tìm kiếm khách hàng mục tiêu?
Giải pháp tích hợp bản đồ số với CRM – Quản lý khách hàng trên bản đồ số
Hướng dẫn phân tích và tối ưu hóa dữ liệu bán hàng trên bản đồ số
4 yếu tố cần cân nhắc khi phân tích vị trí kinh doanh
Giải pháp quản lý nhà phân phối bằng bản bản đồ (quản lý cửa hàng, đại lý, điểm bán, đối tác,..)

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Yêu cầu tư vấn, dùng thử

BizMap

Cách tốt nhất để đánh giá BizMap có phải là sự lựa chọn phù hợp nhất cho Doanh nghiệp của bạn hay không là trao cho chúng tôi cơ hội để tư vấn và đồng hành cùng bạn ngay từ lúc đầu. 
Hotline: 091-276-5656
Email: marketing@ekgis.com.vn 










ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC

Để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!







Affiliate partnerStrategy Partner

Yêu cầu tư vấn, dùng thử

Let’s Talk

Cho dù bạn đang cần tìm một sản phẩm đầy đủ chức năng hay mở rộng tính năng theo yêu cầu, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất.

Hotline: 091-276-5656

Email: marketing@ekgis.com.vn