Tác động của đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ trong chuỗi nguồn cung lương thực, thực phẩm không chỉ trên thế giới. Ngay tại Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một loạt những khó khăn trong việc cung ứng đủ thực phẩm tại các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch,…
Tình trạng mất an toàn thực phẩm đang báo động trên toàn thế giới
Mất an toàn thực phẩm là một vấn đề nhức nhối đối với người dân trên khắp thế giới trong nhiều năm qua, đặc biệt trong thời gian gần đây. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều quốc gia bắt đầu nhận thấy tình trạng mất an toàn thực phẩm đang gia tăng nghiêm trọng.
Người viết đã nghiên cứu và xem xét tổng thể hệ thống lương thực, những chương trình nào đang diễn ra để chống lại tình trạng mất an toàn thực phẩm và đại dịch đã ảnh hưởng đến tình trạng này trên toàn thế giới như thế nào.
Một số chủ đề chính có liên quan đến những gì người viết tìm kiếm bao gồm về thực phẩm và công nghiệp, sự đô thị hóa thành phố,… Hệ thống lương thực chúng ta đang trở nên toàn cầu hóa mạnh mẽ và khoảng cách từ các trang trại đến nhà hàng đang dần lớn hơn bao giờ hết. Đặc biệt tại các đô thị, khó có thể tìm được thực phẩm tốt ngoại trừ hệ thống các cửa hàng thực phẩm sạch đã được niêm yết.
Vậy, vấn đề được đặt ra tại đây, chúng ta có thể làm gì để chống lại tình trạng mất an toàn thực phẩm như hiện nay? Đặc biệt trong trường hợp khẩn cấp toàn cộng đồng như vậy?
Chuỗi cung ứng thực phẩm là gì?
Nguồn cung ứng thực phẩm hiện nay đang đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh đại dịch diễn ra trên khắp các quốc gia nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Chuỗi cung ứng thực phẩm là hệ thống bao gồm các tổ chức, thông tin, con người, hoạt động và các nguồn lực liên quan đến quá trình chuyển đổi thực phẩm từ trang trại nuôi trồng cho đến bàn ăn của người tiêu dùng.
Trong đó, để thực phẩm đến tay được người dùng cuối phải trải qua các quá trình trong chuỗi cung ứng bao gồm từ cơ sở sản xuất, nuôi trồng tới các cơ sở chế biến. Từ các cơ sở chế biến này, thực phẩm được sơ chế và đóng gói để đơn vị vận chuyển giao hàng tới hệ thống các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, hệ thống cửa hàng tiện lợi,.. để từ đó những mặt hàng này đến được tay người tiêu dùng.
Đứng trước những mối đe dọa về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày nay, người tiêu dùng có nhu cầu tìm kiếm nguồn thực phẩm an toàn và sạch hơn bao giờ hết. Bởi vậy, việc các doanh nghiệp hiện nay tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm sẽ phần nào đảm bảo mang đến cho khách hàng nguồn thực phẩm bảo đảm, rõ ràng về nguồn gốc.
Do đó có thể nhận thấy, chuỗi cung ứng thực phẩm đã và đang góp phần xây dựng và phát triển nguồn thực phẩm sạch đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thời điểm hiện tại, chuỗi cung ứng thực phẩm từ hệ thống siêu thị hay chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch được xem là phương pháp hiệu quả trong mục tiêu đưa thực phẩm an toàn đến mỗi người tiêu dùng.
Các mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm cơ bản
Chuỗi cung ứng tổng hợp và riêng biệt
Chuỗi cung ứng thực phẩm trong hệ thống siêu thị hay các cửa hàng thực phẩm sạch tổng hợp hiện nay có khả năng cung ứng cùng lúc nhiều loại mặt hàng thực phẩm. Những cửa hàng này thường thuộc về các nhà bán lẻ tổng hợp hoặc hỗn hợp với nhiều mức độ đa dạng. Tuy nhiên, tại các cửa hàng này các mặt hàng thực phẩm chế biến và đóng hộp nhiều hơn.
Ngoài ra, một nguồn cung chuyên biệt sẽ cung cấp một nhóm các mặt hàng thực phẩm đặc biệt trong chuỗi cung ứng. Các mặt hàng này đòi hỏi các điều kiện vận chuyển và bảo quản đặc biệt như rau, hoa quả, thực phẩm tươi sống và các loại hải sản.
Chuỗi thực phẩm dài và chuỗi thực phẩm ngắn
Nguồn cung thực phẩm ngắn thường phổ biến tại các quốc gia phát triển bởi đây là hoạt động giúp cải thiện môi trường, hỗ trợ nhà nông. Đồng thời gia tăng hiệu quả quản lý an ninh lương thực và cải thiện sức khỏe người tiêu dùng.
Trong khi đó, chuỗi thực phẩm dài phục vụ chủ yếu ở nhiều thị trường và quốc gia khác nhau, trong đó gồm các sản phẩm tươi sống và chế biến. Do tính chất là chuỗi dài nên cấu trúc thường phức tạp, đòi hỏi khả năng quản lý cao, dễ bị tác động bởi các quy định về kinh doanh thực phẩm trong nước,…
Chuỗi cung ứng khép kín
Mô hình cung ứng thực phẩm này chú trọng tới hiệu quả của chuỗi giá trị thực phẩm trong mọi khâu sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu dùng. Các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc hay giám sát nuôi trồng đòi hỏi sự đầu tư vào từng khâu khép kín.
Chuỗi cung ứng này đều đặt ra nguyên tắc chung về quản lý khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng nhằm tạo ra hệ thống cung ứng thực phẩm sạch. Tuy nhiên, mô hình này yêu cầu quy mô đầu tư và nguồn vốn tốt, bao gồm khả năng quản lý bao quát lớn hơn.
Lợi ích của bản đồ GIS trong quản lý nguồn cung thực phẩm
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một công nghệ tuyệt vời trong việc áp dụng quản lý nguồn cung thực phẩm cũng như hệ thống chuỗi các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch, cửa hàng tiện lợi,… Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) là quá trình lập kế hoạch phù hợp để quản lý nguyên vật liệu, thông tin hàng hóa cũng như dòng vốn trong mạng lưới các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp và khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu và cải thiện dịch vụ khách hàng.
Trong đó, ứng dụng GIS được các đơn vị bán lẻ, cửa hàng thực phẩm sạch, chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi sử dụng như một công cụ để lập bản đồ các sản phẩm sản xuất, đơn vị chế biến, vị trí nhà cung cấp, địa điểm phân phối và định tuyến phương tiện giao thông,… Nhờ đó, những ràng buộc đối với chuỗi cung ứng phân tán theo địa lý có thể được thu thập và phân tích, phát triển các kế hoạch dự phòng tốt hơn, dự báo và cân đối cung cầu và quản lý rủi ro.
Thông qua quản lý quy trình cung ứng cũng như nguồn cung, các nhà quản trị chuỗi cung ứng có thể ứng dụng GIS trong việc:
- Tìm hiểu tác động tiềm ẩn đối với vị trí
- Cải thiện chậm trễ trong vận chuyển giữa các điểm phân phối hàng hóa
- Khắc phục các sự cố có thể phát sinh trên lộ tuyến
- Thời gian nhập/trả nguyên vật liệu
GIS có thể được sử dụng đối với các nhà quản lý chuỗi cung ứng bởi công cụ này có thể quản lý lượng lớn dữ liệu dựa trên vị trí để giúp đưa ra quyết định chiến lược chính xác. Đối với những thách thức trong chuỗi cung ứng thực phẩm hiện nay, GIS là một công cụ tuyệt vời để khắc phục những mặt hạn chế đó.
Mời quý doanh nghiệp ghé thăm Website eKMap để theo dõi các nội dung hữu ích về bản đồ Web Map tại đây.
Hoặc truy cập Events để cập nhật những sự kiện mới nhất từ chúng tôi!
Doanh nghiệp tham khảo thêm:
Giảm rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng nhờ sức mạnh công nghệ GIS
Lời giải cho nhà bán lẻ khi khởi động chuỗi chuỗi cửa hàng sau đại dịch
Các thương hiệu đã ứng dụng bản đồ GIS trong chiến lược phát triển chuỗi nhà hàng như thế nào?
Giải pháp quản lý vùng nguyên liệu bằng công nghệ bản đồ
TOP 6 công cụ trực quan hóa dữ liệu hàng đầu 2021
10 chiến lược tăng doanh thu nhóm bán hàng ngành bán lẻ với GIS