Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra tình trạng căng thẳng cho hầu hết các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực. Trong đó, những thách thức riêng trong ngành bán lẻ cũng như chuỗi cửa hàng đang tạo ra một sự khác biệt lớn so với các ngành nghề lĩnh vực khác.
Một số nơi đang phải vật lộn với sự gián đoạn của chuỗi cung ứng cũng như phân phối, hầu hết các doanh nghiệp đều đang trải qua sự sụt giảm doanh thu đột ngột do tỷ lệ thất nghiệp chưa từng có bởi việc phải đóng cửa các chuỗi cửa hàng.
Dữ liệu từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho thấy doanh số bán lẻ đã giảm 16% trong tháng 4 vừa qua, mức giảm lớn nhất kể từ khi nước này giữ kỷ lục vào đầu những năm 1990.
Tại Việt Nam cũng không tránh khỏi điều này khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước bởi một số thành phố thực hiện giãn cách xã hội do yếu tố dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chuẩn bị một chiến lược kinh doanh sau khi Covid-19 được kiểm soát và xã hội bước vào giai đoạn “bình thường mới”. Lúc này, các chuỗi cửa hàng bắt đầu mở cửa trở lại cùng với mục tiêu về doanh số được đặt ra. Các nhà bán lẻ khi này phải đối mặt với một điểm “chết”, đó là nhu cầu về mua sắm hàng hóa của khách hàng thay đổi và cần phải hoạch định lại phương thức kinh doanh một cách rõ ràng.
Tại thời điểm quan trọng này, chúng tôi đã vạch ra 5 yếu tố quan trọng trong chiến lược mà các CEO các thương hiệu bán lẻ và chuỗi cửa hàng cần áp dụng trong bối cảnh mới.
5 yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược kinh doanh trong bối cảnh mới
Nhận thức và đánh giá lại thị trường
Nếu như trước đây, các nhà bán lẻ khi thực hiện chiến lược phát triển quy mô, mở rộng thị trường hay thiết lập chuỗi cửa hàng mới, họ thường thực hiện phân tích khu vực thương mại tại địa điểm đó. Là một giải pháp không thể thiếu, các nhà bán lẻ đã ứng dụng công nghệ thông tin địa lý GIS để vạch ra khu vực, lưu vực của vị trí.
Với bản đồ này, các CEO chuỗi bán lẻ có thể hình dung các khu vực lân cận, để từ đó họ xây dựng mục tiêu thu hút khách hàng cũng như xác định loại hàng hóa nào tốt nhất với họ.
Tương tự như vậy, các doanh nghiệp đã ứng dụng GIS trong việc đánh giá rủi ro với một địa điểm cụ thể – từ thiệt hại do thời tiết đến những mối đe dọa khác. Tuy nhiên, việc nhận định tình huống và theo dõi phản ứng mua hàng theo thời gian thực lại chưa được các nhà bán lẻ chú trọng tại thời điểm trước đây.
Tuy nhiên, tại thời điểm “bình thường mới” sau đại dịch, thị trường và khách hàng đã có sự thay đổi rõ rệt. Sau Covid-19, thị trường đòi hỏi các nhà nhà bán lẻ có sự phân tích phức tạo hơn về khách hàng trực tuyến và điều kiện di chuyển giữa các vùng lân cận xung quanh mỗi điểm bán trong chuỗi cửa hàng, nhà hàng hoặc địa điểm.
Để theo kịp các động thái của thị trường, nhà lãnh đạo các chuỗi bán lẻ nên bắt đầu bằng việc theo dõi dữ liệu chuyển động của khách hàng để nhận biết các dấu hiệu cho thấy khách hàng đang thay đổi. Bằng công nghệ GIS, các nhà lập kế hoạch có thể lập bản đồ và phân tích dữ liệu di chuyển ẩn danh để tiết lộ các đặc điểm về nhân khẩu học chung của những khách hàng mua sắm đến một vị trí hoặc khu vực cụ thể.
Trong cuộc biến động bởi Covid-19, nhiều nhà bán lẻ và chuỗi cửa hàng đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong dữ liệu về khách hàng. Những người đã quen với việc mua sắm ở vài cửa hàng khác nhau nay đã thu lại tại một địa điểm để giảm sự tiếp xúc với những người khác. Cũng trong một báo cáo gần đây của McKinsey đã lưu ý rằng trong giai đoạn cao điểm của đại dịch ở Trung Quốc, tổng số giao dịch hàng tạp hóa giảm 30% nhưng giá trị giao dịch trung bình tăng tới 69%.
Một số thói quen khác của khách hàng sẽ tồn tại lâu hơn sau đại dịch, do đó các nhà lãnh đạo cần cảnh giác với những sự thay đổi này.
Ngoài ra một vấn đề khác cũng quan trọng, đó là việc theo dõi các điều kiện theo thời gian thực tại xung quanh điểm bán của chuỗi cửa hàng khi Covid-19 bùng phát tại các khu vực địa lý khác nhau. Thông qua hệ thống thông tin địa lý GIS, mỗi điểm bán trong chuỗi cửa hàng sẽ hiển thị tình trạng dịch bệnh tại khu vực đó cũng như quy định tại mỗi cửa hàng – cho dù là chuỗi bán lẻ vài cửa hàng hay hàng trăm cửa hàng trên toàn quốc.
Sự điều hướng và không gian bên trong điểm bán
Theo phương thức truyền thống, các doanh nghiệp sẽ mất thời gian trong việc thiết kế các chuỗi cửa hàng, nhà hàng hay không gian bán lẻ khác nhau. Thông thường, việc tạo điều hướng trong nhà sẽ thu hút số lượng khách hàng mua sắm lớn hơn và khuyến khích họ ở lại lâu nhất có thể.
Như trước đây, các nhà bán lẻ nói chung đã sử dụng các kỹ năng và kỹ thuật bán hàng độc đáo của riêng họ để thúc đẩy sự tương tác của khách hàng và doanh thu. Họ thiết lập các quy trình vệ sinh để giữ an toàn cho nhân viên và khách hàng tới mua sắm, nhưng giờ đây với bối cảnh hiện nay, họ cần thay đổi so với cách thức cũ trước đây.
Với bối cảnh hiện nay, sự điều hướng trong nhà là thật sự quan trọng và cần thiết trong vấn đề an toàn nhằm thực thi giãn cách xã hội, giảm thiểu số lượng người mua sắm tại một thời điểm, cung cấp hướng dẫn về phân luồng rõ ràng và đảm bảo các phương pháp an toàn cho khách hàng.
Để bắt đầu điều này, điều quan trọng đối với các nhà bán lẻ đó là tiến hành phân tích mật độ khách hàng để quản lý không gian bên trong điểm bán. Trước đại dịch, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực bán lẻ đã áp dụng thông tin về vị trí trong nhà như một cách để giám sát và cải thiện không gian điểm bán. Ở thời điểm này, đại dịch đã làm gia tăng sự quan tâm đến công nghệ GIS và hướng các nhà bán lẻ theo hướng thực hành an toàn.
Nhận biết nhu cầu khách hàng
Cũng giống như mọi doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng thuộc lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng hàng hóa đóng gói, các nhà bán lẻ theo truyền thống sexd dưa ra dự báo nhu cầu dựa trên kỹ thuật chuỗi thời gian, sử dụng lịch sử bán hàng để dự đoán doanh thu trong tương lai.
Phương pháp này được sử dụng dựa trên dữ liệu bán hàng trong nhiều năm để cung cấp cái nhìn sâu sắc về những mô hình thông thường có thể dự đoán được. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường thay đổi như hiện nay, doanh số bán hàng trong quá khứ sẽ là một dự báo kém về hiệu suất và trở nên nhanh chóng lỗi thời.
Với tình hình hiện nay, các chiến lược truyền thống như lập kế hoạch hàng tồn, dự đoán tình huống đã được chứng minh là không hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng khi hình thức mua hàng của họ đang dần thay đổi. Các nhà bán lẻ cần một cách tiếp cận linh hoạt hơn để cảm nhận nhu cầu thực sự từ người tiêu dùng.
Sau nhiều tháng giãn cách xã hội ở nhiều tỉnh thành với những diễn biến nghiêm trọng, doanh số bán lẻ đã tăng gần 18% trong tháng 5 khi các nhà bán lẻ sử dụng các kênh tương tác mới và xây dựng lại kho hàng chuỗi cung ứng. Trong khi đó, người tiêu dùng quay trở lại mua sắm bởi các lệnh nới lỏng về hạn chế. Các nhà bán lẻ chắc chắn sẽ chứng kiến trong giai đoạn mở cửa trở lại, sự biến động có thể sẽ là tiêu chuẩn mới thúc đẩy các chuỗi cửa hàng tìm hiểu rõ hơn về các tín hiệu nhu cầu người tiêu dùng và lập kế hoạch phân loại sản phẩm phù hợp.
Với việc sử dụng bản đồ thông minh dựa trên GIS để theo dõi xu hướng bán hàng ở đâu và như thế nào, các Giám đốc điều hành chuỗi cửa hàng và bán lẻ sẽ tự đặt mình vào các phản ứng nhanh nhạy hơn khi có các tín hiệu thay đổi về nhu cầu người tiêu dùng.
Hoàn thành đơn hàng và vận chuyển
Thực tế cho thấy các nhà bán lẻ, chuỗi cửa hàng đã đưa ra một loạt các đổi mới trong việc thực hiện đơn hàng và giao hàng từ trước khi đại dịch xảy ra. Những thay đổi này đã mang đến cho người tiêu dùng sự dễ dàng và tiện lợi với hàng hóa được giao trong ngày thông qua hình thức mua sắm trực tuyến – nhận hàng tại cửa hàng (Buy online, pickup in store) . Các tùy chọn này đã cải thiện trải nghiệm khách hàng đa kênh và thúc đẩy mua hàng không tiếp xúc, tuy nhiên mới chỉ đại diện cho một tỷ lệ nhỏ trong hoạt động kinh doanh của hầu hết các chuỗi cửa hàng của nhà bán lẻ.
Có thể nhận thấy, kể từ khi quy định về lệnh giãn cách đã khiến hình thức mua online – nhận hàng tại điểm bán (Buy online, pickup in store) đã trở thành kênh bán hàng chính của nhiều chuỗi cửa hàng. Nhu cầu của người tiêu dùng lúc này đó là hạn chế tiếp xúc với càng nhiều người càng tốt đã làm tăng sức hấp dẫn của nền TMĐT, khiến việc đặt hàng trực tuyến (giao hàng tại nhà) trở thành thói quen mua sắm mới của nhiều khách hàng.
Theo một con số nghiên cứu tại Mỹ, hình thức mua sắm này đã tăng 208% trong vài tuần đầu tiên kể từ khi nước này ban bố lệnh giãn cách so với cùng kỳ năm 2019.
Kể từ bây giờ, khi chúng ta đã bước vào giữa thời kỳ đại dịch, dữ liệu đã chỉ ra rằng nhiều người tiêu dùng đã từ bỏ thói quen cũ của họ. 56% người tiêu dùng cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng phương thức mua trực tuyến – tới điểm bán nhận hàng sau đại.
Do đó, bất kỳ nhà bán lẻ nào chưa thực hiện đầy đủ các cơ chế giao hàng mới sẽ cần phải bắt kịp nhanh chóng. Ngay khi các cửa hàng bắt đầu mở cửa trở lại cho hoạt động mua sắm trực tiếp, các nhà bán lẻ cần coi mỗi cửa hàng trong chuỗi điểm bán như một kho hàng đáp ứng các đơn đặt hàng.
Sự linh hoạt trong chuỗi cung ứng
Trước đây, các nhà bán lẻ có xu hướng tập trung nhiều vào tính minh bạch của chuỗi cung ứng (khả năng hiển thị vị trí trong chuỗi cung ứng) thay vì sự linh hoạt (khả năng sử dụng nguồn cung ứng thay thế). Điều này có nghĩa, trong một thế giới mà chuỗi cung ứng thuộc nhiều lĩnh vực đều có tính ổn định.
Tuy nhiên, với xu hướng người tiêu dùng ngày càng thay đổi, các nhà bán lẻ cần tập trung vào sự nhanh nhạy và linh hoạt nhiều hơn. Có nghĩa cần xây dựng đa dạng chuỗi cung ứng và các phương án dự phòng để phòng ngừa những bất ngờ xảy ra.
Một ví dụ cho thấy, nhà quản lý chuỗi cửa hàng có thể thiết lập lại mạng lưới phân phối để tạo ra sự đa dạng về địa lý. Phương pháp này thường được áp dụng cho các nhà cung cấp tại những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hoặc thiên tai. Trong trường hợp này, việc hợp tác với các nhà cung cấp khác ở những khu vực ít bị tổn thương hơn có thể tạo ra nguồn cung dự phòng – đó được coi là sự nhanh nhẹn cần thiết trong thời gian gián đoạn. Cùng với đó, bản đồ mạng lưới nhà cung cấp cho chuỗi cửa hàng là cần thiết cho việc lập kế hoạch đó.
Đối với các nhà bán lẻ và chuỗi cửa hàng có sản phẩm thương hiệu riêng, việc tập trung vào quá trình phát triển sản phẩm có thể mang lại cơ hội đưa các cam kết và sản phẩm đến gần hơn với nhu cầu khách hàng. Trai ngược với điều này đã xảy vài tháng trước, bây giờ là thời điểm hợp lý để rút ngắn chuỗi cung ứng bằng cách xây dựng kế hoạch hàng hóa trong kho trong trường hợp cần thiết.
Mời quý doanh nghiệp ghé thăm Website eKMap để theo dõi các nội dung hữu ích về bản đồ Web Map tại đây.
Hoặc truy cập Events để cập nhật những sự kiện mới nhất từ chúng tôi!
Tham khảo thêm các nội dung:
Các thương hiệu đã ứng dụng bản đồ GIS trong chiến lược phát triển chuỗi nhà hàng như thế nào?
Ứng dụng công nghệ Web Map hỗ trợ phát triển và tối ưu hóa mạng lưới cửa hàng
Sức mạnh của bản đồ số đã giúp doanh nghiệp vực dậy sau dịch bệnh như thế nào?
4 yếu tố cần cân nhắc khi phân tích vị trí kinh doanh
4 lý do tuyệt vời để áp dụng thông tin vị trí trong chiến lược mở rộng quy mô doanh nghiệp