4 yếu tố cần cân nhắc khi phân tích vị trí kinh doanh để mở rộng quy mô

Vị trí kinh doanh của một doanh nghiệp có thể có tác động lớn đến sự thành công của doanh nghiệp đó. Có một số yếu tố khác nhau liên quan khi xác định vị trí tối ưu để mở rộng quy mô, điều này có thể gây lúng túng cho nhiều nhà quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp.

4 yếu tố cần cân nhắc khi phân tích vị trí kinh doanh

Đây là lý do tại sao việc phân tích địa điểm kinh doanh thích hợp để mở rộng quy mô là rất quan trọng. Khi được thực hiện đúng, quá trình này sẽ đưa ra phương trình phỏng đoán và cho phép nhà quản trị đưa ra quyết định sáng suốt.

Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ đề cập đến phân tích vị trí kinh doanh chính xác là gì và bốn yếu tố chính doanh nghiệp sẽ cần xem xét khi lựa chọn một vị trí để mở rộng quy mô doanh nghiệp. 

Phân tích vị trí kinh doanh là gì?

Phân tích địa điểm kinh doanh là quá trình thu thập và phân tích dữ liệu để đánh giá mức độ phù hợp của một địa điểm hoặc nhiều địa điểm đối với một doanh nghiệp đang có nhu cầu mở rộng quy mô. Đây còn được gọi là “site selection”.

Mỗi doanh nghiệp đều có sự khác nhau về tính chất và lĩnh vực hoạt động. Công thức sẽ thay đổi tùy thuộc vào việc doanh nghiệp của bạn là cửa hàng bán lẻ hay văn phòng, hoạt động trong khu vực tư nhân hay khu vực công, v.v. Nhà lãnh đạo sẽ cần phải đánh giá nhu cầu riêng của mình cũng như nhu cầu của khách hàng để tìm ra vị trí lý tưởng nhất.

4 yếu tố quan trọng nhất trong quá trình phân tích vị trí kinh doanh

Mặc dù nhu cầu của mỗi doanh nghiệp khác nhau, nhưng có một số yếu tố mà mọi tổ chức sẽ cần xem xét khi thực hiện phân tích lựa chọn địa điểm để mở rộng quy mô:

Bản đồ số liệu dân số sử dụng ranh giới địa lý
Bản đồ số liệu dân số sử dụng ranh giới địa lý

1. Phân tích số liệu dân cư

Phần quan trọng nhất của việc phân tích một địa điểm được đề xuất là thiết lập loại dân cư xung quanh nó. Điều này đặc biệt đúng đối với các doanh nghiệp phụ thuộc vào giao thông đường bộ, cũng như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.

Khi đánh giá một vị trí trong việc mở rộng quy mô, doanh nghiệp cần nắm các thông tin số liệu dân cư sau:

  • Dân số: Có bao nhiêu người sống gần đây? Nhiều người gần với địa điểm kinh doanh hơn có nghĩa là địa điểm đó sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn.
  • Thu nhập: Thu nhập trung bình của khu vực là bao nhiêu? Nếu bạn bán hàng hóa và dịch vụ có giá cao hơn, bạn sẽ muốn chọn một khu vực mà người dân có điều kiện để mua được hàng.
  • Tuổi: Độ tuổi trung bình của người dân sống trong khu vực là bao nhiêu? Nếu doanh nghiệp của bạn hướng tới những người trẻ tuổi hoặc lớn tuổi hơn thì đây là một lựa chọn đáng cân nhắc.
  • Trình độ học vấn: Trình độ học vấn trung bình trong khu vực là bao nhiêu? Tùy thuộc vào khách hàng lý tưởng của bạn, bạn có thể thích nơi nào đó có trình độ học vấn cao hơn hoặc thấp hơn.

Phần mềm lập bản đồ tương tác cho phép dữ liệu biểu diễn về mật độ dân cư trên một bản đồ, giúp dễ dàng phân tích dân số của một khu vực. Quyết định loại khách hàng doanh nghiệp muốn nhắm đến và sau đó tìm một khu vực có tỷ lệ phần trăm cao hơn về những loại hình dân cư đó.

Bản đồ mật độ của dữ liệu khách hàng hoặc đối thủ cạnh tranh
Bản đồ mật độ của dữ liệu khách hàng hoặc đối thủ cạnh tranh

2. Phân tích cạnh tranh

Một khu vực có thể có các loại hình dân cư phù hợp, nhưng nếu khu vực đó có nhiều các đối thủ cạnh tranh thì đó có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. 

Nếu doanh nghiệp mở rộng quy mô đến một khu vực có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, có thể sẽ phải tranh giành những khách hàng giống nhau. Thay vào đó, nhà quản trị cần tìm các thị trường chưa được mở rộng tới. Bằng cách đó, sẽ có nhiều nhu cầu hơn đối với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. 

Cách dễ nhất để làm điều này là vẽ vị trí của các đối thủ cạnh tranh trên bản đồ và sử dụng bán kính để xác định các khu vực kinh doanh của họ. Có vị trí nào không được đối thủ cạnh tranh của bạn cung cấp không? Có địa điểm nào cung cấp cho doanh nghiệp của bạn lợi thế cạnh tranh không? 

Hãy xem xét kỹ hơn các khu vực đó để xem liệu có khu vực nào đáp ứng các tiêu chí khác của bạn không.

3. Phân tích tăng trưởng

Nhà lãnh đạo cần định hình doanh nghiệp mình ở đâu trong năm năm nữa? Đảm bảo tính đến yếu tố này khi phân tích một vị trí. Địa điểm hiện tại có nhiều khả quan, nhưng liệu có còn phù hợp khi doanh nghiệp mở rộng quy mô trong 5, 10 năm nữa. 

Hãy phân tích dữ liệu kinh doanh và đưa ra một số dự đoán cho việc mở rộng quy mô của doanh nghiệp trong tương lai. Điều này bao gồm những vấn đề như nhân viên, dịch vụ cung ứng và nguồn lực. Dựa trên cơ sở này, hãy quyết định nhu cầu của doanh nghiệp hiện tại cũng như trong tương lai.

Doanh nghiệp không muốn lãng phí tiền bạc cho địa điểm không cần thiết, nhưng cũng không muốn rời địa điểm đó trong một năm và phải chuyển đi lần nữa. Vì vậy, hãy cố gắng tìm một địa điểm có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của bạn trong ít nhất ba đến năm năm tới. 

Bản đồ bán kính để lập kế hoạch cung ứng để mở rộng quy mô
Bản đồ bán kính để lập kế hoạch cung ứng

4. Địa điểm kinh tế và chuỗi cung ứng

Khi doanh nghiệp đang tìm kiếm một vị trí tiềm năng cho việc mở rộng quy mô, bạn cần phải chuẩn bị sẵn ngân sách. Một vị trí có vẻ hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn, nhưng nếu nguồn ngân sách không được cân đối hợp lý, doanh nghiệp sẽ không bao giờ có lợi nhuận.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn cần tự hỏi:

  • Doanh nghiệp đang muốn mua hay thuê địa điểm đó?
  • Số tiền thuê nhà / trả thế chấp tối đa mà doanh nghiệp có thể chi trả mỗi tháng là bao nhiêu?
  • Địa điểm đó có yêu cầu bất kỳ cải tạo hoặc sửa đổi nào trước khi sử dụng không?
  • Loại hợp đồng thuê nào đang được cung cấp? Doanh nghiệp có phải chịu trách nhiệm bảo trì và sửa chữa?
  • Các loại thuế địa phương là gì?
  • Có đủ lượng dân cư / khách hàng tiềm năng trong khu vực để phát triển thương hiệu doanh nghiệp của bạn không?
  • Vị trí cách kho hàng hoặc nhà cung cấp bao xa?

Đó là một số chi phí quan trọng, tuy nhiên các chi phí này thường bị bỏ qua. Hãy đảm bảo thực hiện phân tích tài chính đầy đủ dựa trên vị trí mà doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô trước khi đưa ra quyết định. 

Phân tích vị trí doanh nghiệp dường như có vẻ phức tạp, nhưng nếu nhà lãnh đạo nắm trong tay những gì cần nắm bắt, quá trình này sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết hôm nay của eKMap. Mời quý doanh nghiệp ghé thăm Website eKMap để theo dõi các nội dung hữu ích về bản đồ số GIS tại đây.

Mời doanh nghiệp tham khảo thêm các nội dung:
Giải pháp cung cấp thông tin bất động sản trên bản đồ số
Giải pháp Quản lý nhà phân phối bằng bản đồ (quản lý cửa hàng, đại lý, điểm bán,…)
4 lý do tuyệt vời để áp dụng thông tin vị trí trong chiến lược mở rộng quy mô doanh nghiệp
Tối ưu hóa mạng lưới bán lẻ nhờ ứng dụng công nghệ bản đồ số

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ EK
Hotline: 091 276 5656
Email: marketing@ekgis.com.vn
Website: https://ekgis.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/eKGIS
Youtube: https://www.youtube.com/@eKMap_GIS-GeoAIServices

Văn phòng Hà Nội: Khu văn phòng tầng 3, toà nhà CT1, Khu nhà ở Bộ Công An, đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Văn Phòng HCM: Tầng 6 Tòa nhà Parami, 140 Bạch Đằng, P.2, Q. Tân Bình, TP. HCM

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Yêu cầu tư vấn, dùng thử

BizMap

Cách tốt nhất để đánh giá BizMap có phải là sự lựa chọn phù hợp nhất cho Doanh nghiệp của bạn hay không là trao cho chúng tôi cơ hội để tư vấn và đồng hành cùng bạn ngay từ lúc đầu.  
Hotline: 091-276-5656
Email: marketing@ekgis.com.vn  










ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC

Để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!







Affiliate partnerStrategy Partner

Yêu cầu tư vấn, dùng thử

Let’s Talk

Cho dù bạn đang cần tìm một sản phẩm đầy đủ chức năng hay mở rộng tính năng theo yêu cầu, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất.

Hotline: 091-276-5656

Email: marketing@ekgis.com.vn