Có rất nhiều các loại bản đồ khác nhau và được thể hiện dưới nhiều chất liệu hình ảnh tùy theo mục đích sử dụng. Từ việc điều hướng, xác định vị trí cho đến quản lý thông tin và dữ liệu.
Hãy tham khảo bài viết dưới đây để phân biệt các loại bản đồ khác nhau và mục đích sử dụng của từng loại.
Bản đồ là gì?
Các nội dung được trình bày trên các loại bản đồ tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng đều được lựa chọn và khái quát để phù hợp với mục đích sử dụng bản đồ đó.
Cách thức phân loại các loại bản đồ
Việc phân loại bản đồ nhằm phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau như nghiên cứu, tra cứu địa lý, dò tìm, viễn thám,… Để thuận tiện cho các mục đích sử dụng khác nhau, có nhiều cách để phân loại như: bản đồ theo nhóm đối tượng, bản đồ theo nội dung, bản đồ lãnh thổ, bản đồ theo tỷ lệ,…
Phân loại theo đối tượng thể hiện
Đối với bản đồ phân loại theo đối tượng thể hiện thường được chia thành 2 nhóm:
- Bản đồ địa lý biểu thị bề mặt trái đất về lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Nhóm bản đồ thiên văn gồm bản đồ bầu trời, sao, các bản đồ thiên thể và bản đồ hành tinh
Phân loại theo nội dung
Bản đồ phân loại theo nội dung sẽ được chia thành 2 nhóm:
- Bản đồ địa lý chung bao gồm bản đồ biểu thị toàn bộ các yếu tố cơ bản của lãnh thổ
- Bản đồ chuyên đề bao gồm bản đồ phản ánh về từng hiện tượng, đối tượng tự nhiên, xã hội,..
Phân loại theo tỷ lệ
Các loại bản đồ được chia làm 3 loại gồm tỷ lệ lớn, tỷ lệ trung bình và tỷ lệ nhỏ. Trên thực tế ranh giới của các nhóm không được cố định. Thông thường, đối với bản đồ theo địa lý chung thì ranh giới phân chia được quy ước như sau:
- Lớn: tỷ lệ từ 1 : 200.000
- Trung bình : từ 1: 200.000 → 1:1.000.000
- Nhỏ : dưới 1:1.000.000
Phân loại theo mục đích sử dụng
Cách thức phân loại theo mục đích sử dụng bản đồ chưa có sự phân loại rõ ràng bởi đa số các loại bản đồ được sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích khác nhau. Nhìn chung, có thể phân chia thành 2 nhóm bản đồ:
- Bản đồ sử dụng cho nhiều mục đích đáp ứng cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa chung
- Bản đồ chuyên môn được dùng để giải quyết các nhiệm vụ theo một chuyên môn nhất định như bản đồ hàng hải, hàng không, quân sự,…
Phân loại theo lãnh thổ
Là các loại bản đồ được phân thành bản đồ thế giới, bản đồ bán cầu, bản đồ châu lục, bản đồ quốc gia, bản đồ vùng,…
5 loại bản đồ thông dụng nhất và mục đích sử dụng
Theo ICSM (Ủy ban Liên chính phủ về Đo đạc và Bản đồ) có 5 loại bản đồ thông dụng nhất bao gồm:
- Bản đồ địa lý chung
- Bản đồ địa hình
- Bản đồ chuyên đề
- Bản đồ điều hướng
- Bản đồ quy hoạch địa chính
Bản đồ địa lý chung
Đây là loại bản đồ thông thường, thể hiện đồng đều tất cả các yếu tố địa lý trên bề mặt trái đất gồm cả các yếu tố tự nhiên và yếu tố kinh tế – xã hội mà không lựa chọn nội dung ưu tiên thể hiện.
Là dạng bản đồ thông dụng nhất giúp người dùng có thể tìm đường, tìm địa điểm cần đến của mình. Xu hướng thể hiện của dạng bản đồ này khá dễ đọc, bao gồm bản đồ đường phố và du lịch.
Bản đồ địa hình
Bản đồ địa hình nổi bật so với các loại bản đồ khác bởi độ hiển thị ở mức độ chi tiết nhất, với các đường đồng mức để thiết lập bản đồ cảnh quan. Bản đồ địa hình là bản đồ trên đó không chỉ biểu diễn địa vật mà còn thể hiện hình dáng cao thấp khác nhau của mặt đất.
Bản đồ địa hình chỉ thể hiện các yếu tố địa lý trên bề mặt mà ít đi sâu thể hiện cấu trúc bên trong các đối tượng địa lý.
Bản đồ chuyên đề
Là loại bản đồ được thể hiện bất cứ điều gì từ địa chất đến mật độ dân số hay thời tiết, thậm chí là các loại bản đồ này dùng để theo dõi vị trí của cá voi. Các đơn vị cung cấp dịch vụ hệ thống thông tin địa lý sử dụng bản đồ chuyên đề để tạo ra sự khác biệt cho khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức, đơn vị Chính phủ bằng việc kết hợp bản đồ và các dữ liệu thông tin được thu thập bởi các dịch vụ thông minh, cho phép các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định hiệu quả.
Không giống như các loại bản đồ địa lý chung, các loại bản đồ chuyên đề chỉ có thể được đọc và hiểu bởi những người có kiến thức cụ thể về lĩnh vực đó.
Bản đồ điều hướng
Cùng với bản đồ địa lý chung và bản đồ địa hình, bản đồ điều hướng là một công cụ tuyệt vời khi muốn tra cứu sự di chuyển cho dù ở trên biển hay trên không. Bản đồ đại đương thường được gọi tắt là biểu đồ, tương tự như với bản đồ điều hướng hàng không. Xu hướng của loại bản đồ này bao gồm thông tin quan trọng được đưa ra để tránh các va chạm, tai nạn. Ví dụ như các đối tượng địa lý trong và xung quanh một khu vực trong đại dương hoặc bất kỳ vị trí không gian địa lý cụ thể nào.
Bản đồ quy hoạch địa chính
Bản đồ địa chính là một trong những hình thức thiết lập bản đồ lâu đời nhất bởi người Ai Cập cổ đại, là những người đã phát triển các bản vẽ địa chính để xác lập quyền sở hữu đất đai sau khi sông Nile bị lũ lụt. Do vậy, bản đồ địa chính là loại bản đồ có tỷ lệ lớn, được thiết lập theo ranh giới hành chính của từng phường, xã, thị trấn, thể hiện từng thửa đất và số hiệu từng thửa đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Bản đồ địa chính là cơ sở triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là một trong 3 thành phần hợp thành hồ sơ địa chính gồm: bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tham khảo thêm kiến thức về bản đồ số (GIS):
GIS là gì? Tổng hợp kiến thức về GIS
Bản đồ số là gì? Lịch sử hình thành và tính ứng dụng thực tiễn của bản đồ số trong cuộc sống
Phân biệt công nghệ GIS và GPS
[Kiến thức GIS]: 5 thành phần trụ cột kiến tạo công nghệ GIS
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ EK
Hotline: 091 276 5656
Email: marketing@ekgis.com.vn
Website: https://ekgis.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/eKGIS
Youtube: https://www.youtube.com/@eKMap_GIS-GeoAIServices
Văn phòng Hà Nội: Khu văn phòng tầng 3, toà nhà CT1, Khu nhà ở Bộ Công An, đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Văn Phòng HCM: Tầng 6 Tòa nhà Parami, 140 Bạch Đằng, P.2, Q. Tân Bình, TP. HCM
1 Comment
Tại sao lại gọi bản đồ giai thửa?
Bản đồ giai thửa có gì khác bản đồ địa chính?
Bản đồ giai thửa vẽ trước, bản đồ địa chính vẽ sau hai bản đồ vẽ khác nhau thì lấy cái nào làm căn cứ (bản đồ trước vẽ sai thực tế)?
Xin cảm ơn luật sư.