Bản đồ cho chúng ta cảm giác như có thể nắm giữ cả thế giới trong tay, từ những bức tranh vẽ tường tại Ai Cập cổ đại cho đến những tấm bản đồ thế kỷ 21 ngày nay. Rất nhiều những kiến thức đã được gợi mở trong quá trình hoàn thiện sự biểu diễn bản đồ. Sự phát triển này là khởi nguồn cho Bản đồ địa lý Thế giới ngày nay.
“Bản đồ địa lý sẽ cho biết bạn đã ở đâu, đang ở đâu và sẽ đi đâu” – Peter Greenaway.
Sự biểu diễn bằng đồ họa cảnh quan của các đối tượng địa lý tại một khu vực trên Trái đất và mô tả biểu tượng của chúng là trọng tâm của bản đồ Thế giới.
Tìm hiểu địa lý và bản đồ địa lý
Địa lý là gì?
Địa lý là các nghiên cứu khoa học về bề mặt Trái đất và Địa lý Thế giới.
Bản đồ địa lý là gì?
Là bản đồ mô tả các đặc điểm vật lý trên Trái đất và các hiện tượng của con người trên bề mặt Trái đất, là kết quả của sự tương tác của con người với môi trường vật chất.
Do đó, bản đồ Thế giới không chỉ thể hiện sự phân bố các dạng địa hình tự nhiên của Trái đất trên bề mặt địa cầu mà còn mô tả các yếu tố can thiệp của con người như ranh giới Chính trị và sự phân chia thế giới thành các Quốc gia độc lập cùng các Thủ đô và các quy luật của các Thành phố, Thủ đô đó.
Liên quan đến các đặc điểm vật lý của Trái đất, bản đồ địa lý Thế giới cho thấy sự phân bố của các dạng địa hình tự nhiên đa dạng và các đặc điểm địa hình của bề mặt Trái đất trên phạm vi toàn cầu. Sự đa dạng ngoạn mục của môi trường tự nhiên là do các địa hình vật lý đa dạng trên bề mặt địa cầu. Từ núi, cao nguyên, các dãy núi, thung lũng, đồng bằng hay sa mạc, sông băng đến đại dương, biển, vịnh, rãnh dưới nước, sông, hồ, rừng hay các đảo, bán đảo và các dạng địa hình ven biển như lãnh địa, rạn san hô và cùng các mũi đất hay mỏm đất.
Bản đồ Thế giới mô tả các đặc điểm chính về độ cao và độ lõm trên bề mặt Trái đất, đồng thời cũng là hình ảnh đại diện gần với hình ảnh của trái đất nhất.
Bản đồ cũng thể hiện ranh giới ngăn cách các Quốc gia khác nhau và các thực thể Chính trị khác trên thế giới bao gồm biên giới đất liền và biên giới biển. Trong đó, lãnh hải các quốc gia có bờ biển và hải đảo cũng được ghi rõ trong bản đồ địa lý thế giới. Sự phân chia thế giới thành các thực thể Chính trị riêng biệt được đánh dấu bằng ranh giới chính trị của chúng.
Lịch sử phát triển của bản đồ Thế giới
Từ “map” có nguồn gốc là từ “mappa” trong tiếng Latinh, có nghĩa là khăn ăn hoặc giấy. Bởi từ xa xưa, đó là vật liệu thông dụng nhất mà các bản đồ đầu tiên trên Thế giới được vẽ trên đó.
Bản đồ địa lý được xuất hiện từ nhu cầu thiết yếu của con người và phát triển như một dấu ấn về sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại. Từ những bức tranh hang động và các tác phẩm chạm khắc trên đá có niên đại từ 12.000 năm trước Công nguyên, được coi là những bản đồ đại diện đầu tiên của Thế giới giúp con người có thể nhận ra các đặc điểm cảnh quan như núi, sông, thung lũng và các khu vực trong thời kỳ đồ đá mới.
Để tìm ra mẫu bản đồ Thế giới sớm nhất, các nhà nghiên cứu đã phải tham khảo các bảng vẽ bằng gỗ ở Babylon (Iraq ngày nay) và các bản vẽ đất được tìm thấy ở Ai Cập. Hai nền văn minh này là một trong những nền văn minh đầu tiên thể hiện kỹ năng lập bản đồ Thế giới.
Trước khi người Hy Lạp bắt đầu tạo ra bản đồ địa hình Thế giới, người Babylon và Ai Cập đã thực hiện rất nhiều nỗ lực để mô tả hình dạng và phạm vi của Trái đất. Tuy nhiên, mục tiêu lập bản đồ bị hạn chế đối với nhu cầu của người dân địa phương. Geographia của Ptolemy được coi là một tác phẩm bản đồ đáng ý chú vào năm 150 sau Công nguyên.
Trải qua các giai đoạn phát triển từ Thời kỳ Trung cổ, Phục hưng cho đến thời kỳ phát triển của máy in và các nhà xuất bản lớn được ra đời, bản đồ dần trở nên dễ tiếp cận hơn với mọi người. Trong đó, dấu vết sớm nhất của các bản đồ chuyên đề được tìm thấy vào cuối thế kỷ 18 khi các bản đồ địa được tạo ra để ghi lại sự lây lan của một dịch bệnh hay bản đồ phạm vi của một trận lũ lụt.
Ngày nay, bản đồ địa lý đã trở nên chính xác và phức tạp hơn bởi sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với những hiểu biết của con người về địa lý.
Mục đích sử dụng bản đồ địa lý
Bản đồ thế giới chủ yếu được sử dụng nhằm giúp người dùng tìm vị trí chính xác của một khu vực và điều hướng điểm đến mong muốn. Bản đồ địa lý giúp người dùng có thể tìm kiếm các địa điểm quan trọng, nghiên cứu và so sánh các địa điểm khác nhau hoặc cũng có thể để dự đoán thời tiết. Có nhiều loại bản đồ khác nhau, bao gồm bản đồ địa hình và bản đồ thời tiết nhằm cung cấp các loại thông tin khác nhau.
Ngày nay, việc sử dụng bản đồ địa lý không chỉ dành riêng cho lĩnh vực du lịch hay khám phá địa hình. Mà loại bản đồ này đang trở thành một công cụ quan trọng để nghiên cứu và lập kế hoạch. Bản đồ được sử dụng trong việc xác định vị trí của các đầu nối thông tin liên lạc, trong quy hoạch đô thị và khu vực để quyết định vị trí các công trình xây dựng, cơ sở công cộng, phát triển đường xá, cao tốc. Ngoài ra, bản đồ ngày nay còn được các cấp chính quyền dùng cho việc tổ chức và quản lý chặt chẽ và có trật tự thông qua việc phân vùng dân cư và các khu đô thị.
Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết hôm nay của eKMap. Mời quý doanh nghiệp ghé thăm Website eKMap để theo dõi các nội dung hữu ích về bản đồ số GIS tại đây.
Tham khảo thêm:
7 hình ảnh trực quan hấp dẫn không ngờ thể hiện sức mạnh của ứng dụng GIS
Kiến thức về hệ thống thông tin địa lý GIS đầy đủ và chi tiết nhất
Phần mềm lập bản đồ bất động sản đã thay đổi cuộc chơi như thế nào?
Bản đồ GIS là gì? Lợi ích của giải pháp bản đồ GIS trực tuyến
9 loại bản đồ dùng trong phân tích dữ liệu phổ biến nhất
Giải pháp tích hợp bản đồ số với CRM – Quản lý khách hàng trên bản đồ số
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ EK
- Hotline: 0912 76 5656
- Email: marketing@ekgis.com.vn
- Website: https://ekgis.com.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/eKGIS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCragwOZIZSGDovZ6FBhGyPQ/featured - Văn phòng Hà Nội: Khu văn phòng tầng 3, tòa nhà CT1, Khu nhà ở Bộ Công An, đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Văn Phòng HCM: Tầng 6 Tòa nhà Parami, 140 Bạch Đằng, P.2, Q. Tân Bình, TP. HCM