Không thể tránh khỏi những sự cố xảy ra trên mạng lưới cấp thoát nước mà Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc đang quản lý. Để trở nên chủ động trong việc tiếp nhận và nhanh chóng xử lý các vấn đề, ứng dụng công nghệ để hỗ trợ phát hiện – ghi nhận sự cố cũng như quản lý tập trung hệ thống mạng lưới cấp thoát nước là lựa chọn thiết yếu của doanh nghiệp cấp nước.
Đối mặt với các các vấn đề trong quản lý mạng lưới cấp nước
Công ty cổ phần cấp thoát nước số I Vĩnh Phúc(CTN I Vĩnh Phúc) là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.Tính đến năm 2023, CTN I Vĩnh Phúc có tổng công suất sản xuất nước máy là 78.000m3/ ngày đêm, với 06 nhà máy xử lý nước, gồm: Nhà máy nước Vĩnh Yên; nhà máy nước Tam Dương; nhà máy nước Tam Đảo; nhà máy nước Yên Lạc; nhà máy nước Lập Thạch; Nhà máy nước Việt Xuân.
Hiện nay, Công ty đang cung cấp nước sạch cho trên 45.000 khách hàng của 8/9 huyện, thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc; quản lý gần 400.000 mét đường ống có đường kính từ DN50 – DN700.
Với 400.000 mét đường đường ống phân bổ ở nhiều khu vực việc quản lý trên bản vẽ không chuyên biệt, chi tiết khiến cho việc xác định vị trí sự cố hay quản lý tài sản mạng lưới trở nên khó khăn, xử lý các sự cố khá mất thời gian, công sức và chi phí.
Điển hình, khi xảy ra sự cố đường ống, việc không xác định được chính xác vị trí đường ống xảy ra sự cố khiến kỹ thuật viên mất thời gian trong việc dò tìm nhưng khả năng tìm sai vị trí đường ống vẫn xảy ra. Điều này dẫn đến khả năng gây ra kém tốn chi phí và nhân lực cũng như thời gian cho việc sửa chữa lại đoạn đường đường bị đào lên do xác định sai vị trí.
Mặt khác, việc quản lý truyền thống này cũng gián tiếp ảnh hưởng đến tính minh bạch trong báo cáo thống kê sự cố, chi phí sửa chữa và khó kiểm soát được tiến độ – chất lượng hoàn thành công việc của nhân sự ngoài hiện trường.
Đối mặt với những tồn đọng trong quản lý mạng lưới cấp nước, yêu cầu đặt ra cho CTN I Vĩnh Phúc là làm thế nào để thay đổi cách quản lý mạng lưới để hiệu quả hơn, giải quyết triệt để lỗ hổng trong quản lý nhiều năm qua.
Giải quyết bằng lời giải “số”: Ứng dụng eKMap Solutions trong quản lý mạng lưới cấp thoát nước.
Thực tế, trước đây CTN I Vĩnh Phúc không có công cụ quản lý mạng lưới cấp thoát nước, chỉ cơ bản sử dụng bản vẽ cơ bản để nắm bắt tổng quan về hệ thống mạng lưới. Dựa trên bản vẽ này, eKMap thực hiện việc chuẩn hóa cơ sở dữ liệu để chuyển đổi lên GIS và đưa lên hệ thống quản lý eKMap.Với bản đồ này, người dùng có thể quản lý mạng lưới cấp thoát nước một cách trực quan bao gồm thông tin, vị trí, tài sản mạng lưới, tình trạng…
Trong đó, để quản lý chi tiết mạng lưới cấp thoát – nước trên một khu vực rộng, trải dài, CTN I Vĩnh Phúc đang sử dụng kết hợp với bản đồ nền chi tiếp eKMap API. Khác với bản đồ thông thường, eKMap API thể hiện chi tiết các yếu tố như lòng đường, vỉa hè, đường giao thông chi tiết,… và khả năng định vị tương đối chính xác các đối tượng, tài sản sát với hiện trường. Với khả năng này, kỹ thuật viên ở văn phòng hay tại thực địa có thể xác định được chính xác các vị trí đường ống, tài sản mạng lưới đang xảy ra vấn đề. Bản đồ còn cung cấp khả năng biên tập, cập nhật tài sản tự động với độ chính xác cao, tiết kiệm đáng kể thời gian lao động.
Ngoài ra, CTN I Vĩnh Phúc đang sử dụng ứng dụng Ghi nhận vấn đề – sự cố trên mobile (cũng trong bộ giải pháp eKMap Solutions do eKMap phát triển và cung cấp) như một công cụ hỗ trợ quản lý các vấn đề xảy ra với mạng lưới ở hiện trường.
Cụ thể, ứng dụng sẽ hỗ trợ người dùng ghi nhận các sự cố trực tiếp tại hiện trường thông qua việc xác định – lưu lại hình ảnh, vấn đề, vị trí để báo về công ty. Đồng thời, ứng dụng có khả năng ghi nhận sự cố từ xa, thông qua việc tiếp nhận báo cáo sự cố từ người dân hoặc cán bộ có liên quan báo qua hệ thống.
Để quản lý tiến độ công việc, ứng dụng sẽ ghi nhận hình ảnh, báo cáo tình trạng xử lý thực tế tại hiện trường do nhân viên kỹ thuật gửi về sau khi tiếp nhận và thực hiện công việc khắc phục. Như vậy, ứng dụng Ghi nhận vấn đề – sự cố mạng lưới trên mobile đã tạo “vòng tuần hoàn” khép kín trong hoạt động quản lý, tiếp nhận và khắc phục sự cố mạng lưới cấp thoát nước của doanh nghiệp.
Như vậy, với 400.000 mét đường ống cấp nước CTN I Vĩnh Phúc vẫn có thể chủ động trong quản lý trên ứng dụng số: nhanh chóng, tập trung, hiệu quả và tiết kiệm.
>>> Đọc thêm: KCN Viglacera Yên Phong 2C đưa vào sử dụng giải pháp số quản lý khu công nghiệp
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ EK
Hotline: 091 276 5656
Email: marketing@ekgis.com.vn
Website: https://ekgis.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/eKGIS
Youtube:https://www.youtube.com/channel/UCragwOZIZSGDovZ6FBhGyPQ/featured
Văn phòng Hà Nội: Khu văn phòng tầng 3, toà nhà CT1, Khu nhà ở Bộ Công An, đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Văn Phòng HCM: Tầng 6 Tòa nhà Parami, 140 Bạch Đằng, P.2, Q. Tân Bình, TP. HCM