Có thể nhận thấy thời gian vừa qua, quá trình phân phối vắc-xin Covid-19 tại Mỹ được phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống bản đồ GIS bao gồm việc chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực, phân tích và trực quan hóa kế hoạch phân phối. Những hoạt động đó là chìa khóa trong việc Chính phủ phân phối vắc-xin đến người dân một cách công bằng và nhanh chóng.
Với nỗ lực của Chính phủ trong việc phân phối vắc-xin trên quy mô lớn đã gặp phải các trở ngại trong việc đáp ứng về yêu cầu lưu trữ vắc-xin; ưu tiên cộng đồng dễ bị lây nhiễm được tiêm trước; đảm bảo công bằng giữa các quận, thành phố, đơn vị,…
Từ những trở ngại có thể nhận thấy 3 yếu tố chính được rút ra đó là:
- Thông tin vị trí là yếu tố cốt lõi của chiến dịch phân phối vắc-xin.
- Công nghệ bản đồ GIS đã hỗ trợ mạnh mẽ người dân và các bên liên quan.
- Trang thông tin phân phối vắc-xin đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin minh bạch theo thời gian thực.
Công việc phát triển và lập kế hoạch tiêm chủng an toàn tại Mỹ và trên toàn thế giới đòi hỏi phải xây dựng một chiến dịch tiêm chủng toàn cầu phức tạp nhất trong lịch sử.
Trong suốt thời điểm dịch bùng phát trong năm 2020, các nhà lãnh đạo Chính phủ và Y tế đã dựa vào hệ thống bản đồ GIS để triển khai các bảng điều khiển trực quan hóa theo thời gian thực, chia sẻ dữ liệu, phân tích và lập kế hoạch cho chiến dịch tiêm chủng. Điều này đã chứng tỏ tính ứng dụng bản đồ GIS trong cuộc sống là quan trọng đối với việc phân phối vắc-xin ở thời điểm dịch bệnh này.
Ứng dụng của GIS là một phần không thể thiếu trong hệ thống CNTT, đây là yếu tố trung tâm của việc cung ứng phân phối vắc-xin cùng sự hỗ trợ tham gia của các bên liên quan và công chúng cũng như cung cấp nhận thức và tính minh bạch theo thời gian thực.
Tại Mỹ, Sở Dịch vụ Y tế và Nhân sự (HHS) phối hợp với Bộ Quốc phòng (DoD) và Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) thời gian gần đây đã cung cấp cái nhìn tổng quan về chiến lược phân phối vắc-xin cùng kịch bản chương trình y tế công cộng tạm thời cho các vùng lãnh thổ, tiểu bang và địa phương.
Theo đó, các cơ quan đã vạch ra các bước tiếp theo gồm có sự tham gia của các nhà lãnh đạo, các bên liên quan và cộng đồng; thực hiện phân phối vắc-xin nhanh chóng và minh bạch; đảm bảo việc quản trị an toàn và sẵn sàng cũng như giám sát dữ liệu cần thiết thông qua hệ thống CNTT tiên tiến.
Từ những hoạt động triển khai này từ Mỹ đã nêu bật được trình tự 5 bước trong việc phân phối vắc-xin Covid-19 thông qua sự hỗ trợ của bản đồ GIS.
Trình tự phân phối vắc-xin công bằng và nhanh chóng dựa trên hệ thống bản đồ GIS
1. Xác định các cơ sở có khả năng bảo quản và phân phối vắc-xin
Để các cơ sở y tế có khả năng bảo quản và phân phối vắc-xin một cách tốt nhất, các yếu tố như khả năng tiếp cận với các nhóm dân cư dễ lây nhiễm, khoảng cách vận chuyển đến cơ sở tiếp nhận vắc-xin cho đến quy mô địa điểm tiêm chủng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cơ sở có thể bảo quản và phân phối vắc-xin một cách hợp lý.
Julie Swann, giáo sư kỹ thuật hệ thống và công nghiệp tại Đại học bang North Carolina đang giữ vai trò tư vấn cho CDC cho biết: “Các bang hiện đang khảo sát hệ thống để nắm vị trí các kho lạnh có thể chứa vắc-xin nằm ở đâu. Tôi cũng mong muốn những kho lạnh này sẽ có mặt tại các bệnh viện lớn, các cơ sở nghiên cứu khoa học cũng như một số nhà thuốc lớn”.
Những cơ sở mà Swann đề cập đến có thể là những cơ sở đã có kinh nghiệm trong việc triển khai tiêm chủng vắc-xin trong quá trình kinh doanh của họ. Các cơ sở này có thể được ưu tiên trong Giai đoạn 1 của quá trình phân phối vắc-xin. Cũng trong giai đoạn này, vắc-xin được giới hạn và được tập trung vào những người phục vụ trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, những người có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhiễm Covid-19. Tiếp đó sẽ là những người trong các vị trí công việc thiết yếu giúp vận hành bộ máy xã hội (ví dụ như nhân viên cấp cứu, công an, nhân viên vận chuyển, giáo viên, nhân viên trường học,…)
Trong Giai đoạn 2 của quá trình phân phối, một nguồn cung cấp vắc-xin lớn hơn dự kiến sẽ sẵn sàng để hỗ trợ. Trong giai đoạn đó, sự cần thiết của các cơ sở bổ sung như văn phòng các nhà cung cấp tư nhân, địa điểm tiếp nhận, phòng khám, bệnh viện, các cơ sở y tế,…
Do đó, việc lập bản đồ phân bổ các cơ sở tiềm năng dựa trên bản đồ GIS trong quá trình tiêm chủng là bước đầu tiên nhằm đảm bảo đủ số lượng bao phủ cho các cơ sở tiêm chủng.
2. Xác định và ưu tiên nhóm người có nguy cơ cao
Số lượng vắc-xin sẽ không ngay lập tức đáp ứng đủ, do vậy cần có chiến lược với nguồn lực sẵn có. Việc ưu tiên đề xuất như được mô tả ở trên nhằm đảm bảo các nhân viên cơ sở hạ tầng quan trọng – những người có nhiều khả năng tiếp xúc với Covid-19 cần được tiêm chủng trước tiên.
Các nhóm được ưu tiên tiếp theo là những người có nhiều nguy cơ mắc bệnh lý nền hoặc có khả năng tử vong do Covid-19. Điều này bao gồm những người ở trong các khu cách ly tập trung, các cơ sở dưỡng lão hay sinh hoạt chung. Những người có tình trạng y tế cơ bản hoặc có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh nặng như béo phì, ung thư, tiểu đường và những người từ 65 tuổi trở lên.
Nhóm thứ 3 trong đối tượng ưu tiên đó là nhóm người có nhiều nguy cơ mắc hoặc truyền nhiễm virus như người vô gia cư hay sống trong các trại tạm trú, những người làm việc trong môi trường giáo dục/đại học, các nhóm người cộng đồng, chủng tộc và dân tộc thiểu số, những người sống và làm việc trong môi trường đông đúc,…
Bên cạnh đó, các cơ sở y tế cần xây dựng kế hoạch chi tiết về các nhóm dân cư ưu tiên khác nhau trực thuộc khu vực pháp lý đó trên bản đồ GIS. Đồng thời cũng cần đưa ra đánh giá về bất kỳ rủi ro nào mà các nhóm đối tượng ưu tiên có thể gặp phải khi tiếp nhận vắc-xin. Chẳng hạn như thiếu phương tiện đi lại, rào cản giao tiếp đối với các nhóm người không nói tiếng Anh,…
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó là việc triển khai tiêm chủng phải phù hợp với năng lực cơ sở sẵn có, nguồn cung vắc-xin và các nhóm dân cư giữa các địa điểm để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu.
3. Xác định năng lực tiêm chủng và hình thành các nguồn phân phối thay thế
Sau khi các cơ sở phân phối xác định được các nhóm cộng đồng tiêm chủng cùng với khu vực được ưu tiên, họ sẽ cần phải đánh giá các rủi ro tiềm ẩn và lên các phương án kịch bản để xử lý.
Do mong muốn được tiêm chủng của người dân nói chung sẽ vượt quá khả năng cung cấp vắc-xin ở các cơ sở tiếp nhận, các nhà lãnh đạo sẽ đưa ra các phương án lựa chọn để nâng cao năng lực bằng cách thu hút thêm các đối tác vào quy trình tiêm chủng.
Có những nhóm dân cư đặc biệt cần được chủ động tiếp cận chẳng hạn như nhóm người nông thôn, người khuyết tật, những người không có bảo hiểm, người vô gia cư,… Khi đó, công nghệ bản đồ GIS sẽ được sử dụng để lựa chọn các địa điểm cơ sở tiêm chủng phù hợp với các vấn đề phát sinh đó như khả năng tiếp cận, thành phần dân số, ngân sách địa điểm tiêm chủng,…
Các đội tiêm chủng lưu động được triển khai để lấp đầy những khoảng trống trong việc cung cấp vắc-xin đến người dân. Các tổ chức y tế như hệ thống bệnh viện nhi đồng Texas đã sử dụng bản đồ GIS để lập kế hoạch và tối ưu hóa các tuyến đường để có thể phục vụ một lượng lớn dân số quanh khu vực được hiệu quả hơn.
4. Triển khai hệ thống kiểm soát và quản lý vắc-xin
Các loại vắc-xin Covid-19 được triển khai tiêm hiện nay đều yêu cầu cần hai liều tiêm để đạt được khả năng miễn dịch cao nhất. Tuy nhiên thời gian giữa hai liều là khác nhau đối với từng loại vắc-xin, và các loại vắc-xin này không thể thay thế cho nhau. Do đó, việc kiểm soát loại vắc-xin đã tiêm và khi nào đến hạn tiêm liều thứ hai là rất quan trọng đối với tiêm chủng.
Một loại công cụ kỹ thuật đã được cấu hình để thu thập dữ liệu có liên quan tại thời điểm người tiêm chủng bắt đầu tiêm cho đến khi kết thúc trên bản đồ GIS. Để làm được điều này, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và Chính phủ cần một hệ thống thu thập dữ liệu nhanh chóng và chính xác để ghi lại thông tin tiêm chủng cho cá nhân cùng với mã vạch nhận dạng lọ vắc-xin.
Hệ thống thu thập dữ liệu cần phải bắt kịp với quy trình tiêm chủng đang diễn ra nhanh chóng và hỗ trợ theo dõi nguồn cung vắc-xin, ngày hết hạn hay bất kỳ tác dụng phụ tiềm ẩn nào. Ngoài việc theo dõi nguồn cung vắc-xin, nhà lãnh đạo cần kiểm soát các thiết bị bảo vệ cá nhân cho nhân viên y tế và bộ dụng cụ tiêm vắc-xin (kim tiêm, ống tiêm, miếng lót cồn).
Ứng dụng bản đồ GIS ArcGIS Survey123 đã cung cấp một tùy chọn dễ sử dụng để thu thập các dữ liệu này từ điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Tất cả dữ liệu được thu thập và đưa vào trang web tổng quan ArcGIS để cung cấp cho người ra quyết định phương hướng triển khai chiến lược tiêm chủng.
5. Cung cấp thông tin liên lạc minh bạch và chính xác
Sau khi vắc-xin đã được phân phối đến các thành phố và các tiểu bang, việc theo dõi tiến độ tiêm chủng hay tỷ lệ người dân đã được tiêm chủng cần được kiểm soát và cập nhật liên tục trên hệ thống bản đồ GIS.
Chế độ xem trên dashboard của hệ thống bản đồ GIS cung cấp cho các bên liên quan và người dân những số liệu minh bạch về tình trạng hiện tại của chiến dịch tiêm chủng. Sự minh bạch về thông tin sẽ thể hiện uy tín và củng cố niềm tin người dân về cách thức triển khai tiêm chủng.
Bởi vậy, ArcGIS Hub được xây dựng đặc biệt như một nền tảng tương tác với cộng đồng, cung cấp quyền truy cập miễn phí vào dữ liệu, bản đồ và các ứng dụng liên quan trên nền bản đồ GIS.
Ví dụ: Trung tâm dữ liệu Lake County, Illinois cung cấp tài khoản cho người dân để truy cập thông tin về Covid-19 tại khu vực đó.
Một tính năng khác nữa mà các khu vực pháp lý xem xét bổ sung vào ArcGIS Hub đó là dịch vụ định vị tiêm chủng, cho phép mọi người dân có thể tìm thấy thông tin về các địa điểm tiêm chủng gần họ thông qua bản đồ GIS. Tương tự như bản đồ các địa điểm thử nghiệm virus từ Bang California.
Ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh bằng bản đồ GIS tại Mỹ
Các tổ chức và Chính phủ trên toàn thế giới cần xem xét nghiêm túc các yếu tố nói trên ngay khi có ý định triển khai tiêm chủng vắc-xin Covid-19. Việc truyền thông phải được thực hiện một cách rõ ràng và minh bạch để thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng hiệu quả và củng cố niềm tin của người dân vào quá tình phân phối vắc-xin.
Bằng việc dựa trên nền tảng công nghệ bản đồ GIS, các nhà lãnh đạo có thể chuẩn bị, thực hiện và quản lý việc phân phối vắc-xin Covid-19 để hạn chế nhất những rủi ro và khó khăn trong diễn biến phức tạp từ đại dịch.
Nguồn: esri.com
Biên dịch từ đội ngũ eKMap
Tham khảo thêm các ứng dụng thực tiễn từ GIS:
Ứng dụng GIS đã giúp sức cho các Tổ chức viện trợ chung tay vì Covid-19 như thế nào
Sức mạnh bản đồ số đã giúp doanh nghiệp vực dậy sau dịch bệnh nhau thế nào?
Case Study: Quản lý bản đồ nội dung và vị trí quảng cáo dành cho Marketing
Cuộc sống tiện ích hơn với việc lập bản đồ kết hợp thông tin vị trí