95% người tiêu dùng khi có nhu cầu tìm kiếm 1 cửa hàng đồ ăn nhanh thông thường sẽ có 2 cách chính:
- Truy cập vào Website thương hiệu cửa hàng đồ ăn nhanh (thông qua search Google hoặc gõ địa chỉ tên miền trực tiếp) và tìm kiếm cửa hàng mong muốn trên danh sách được hiển thị trực tiếp tại Website
- Vào các ứng dụng bản đồ, trong đó phổ biến nhất là Google Maps để tìm kiếm cửa hàng (ví dụ cửa hàng Highlands – Duy Tân – Hà Nội)
Dù chưa có 1 đánh giá cụ thể, nhưng xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng hiện nay phần lớn sẽ vào Google Maps để tìm kiếm bởi: vị trí chính xác – thông tin đa dạng – chi tiết. Đặc biệt, trong bối cảnh các doanh nghiệp không quan tâm quá nhiều vào việc xây dựng “Bản đồ chuỗi cửa hàng” mang phong cách của riêng mình trên Website.
Vậy đâu là những lưu ý cho doanh nghiệp khi xây dựng bản đồ chuỗi cửa hàng trên website thương hiệu đồ ăn nhanh? Hãy cùng BizMap tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
“Bỏ quên” bản đồ chuỗi cửa hàng trên Website
Theo khảo sát của BizMap (Giải pháp tạo lập bản đồ chuỗi cửa hàng và bản đồ liên hệ trên website) đối với hơn 50 Website chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh tại Việt Nam, lượng Traffic trung bình hàng tháng của 1 website dao động từ từ 200.000 – 500.000 traffic / tháng. Những nội dung chính được doanh nghiệp chú trọng sẽ là giới thiệu về sản phẩm dịch vụ hoặc các chương trình khuyến mãi. Thông tin không được cập nhật thường xuyên.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ hành vi người dùng, sau khi tìm hiểu thông tin sản phẩm, dịch vụ, theo thói quen mua sắm, họ sẽ truy cập vào trang hệ thống cửa hàng để đến trực tiếp cửa hàng trải nghiệm. Nhưng mặc dù phần lớn các doanh nghiệp đều có trang giới thiệu chuỗi cửa hàng riêng, nhưng đang gặp phải 1 số vấn đề chính:
Dạng 1: Không xây dựng bản đồ trực quan về chuỗi cửa hàng mà chỉ cung cấp danh sách cửa hàng thuộc hệ thống kèm các thông tin cơ bản
Dạng 2: Xây dựng bản đồ chuỗi cửa hàng thông qua việc tích hợp bản đồ nền Google Maps. Tuy nhiên vì là nền tảng free nên thường xảy ra các lỗi như “Trang này không thể tải bản đồ đúng cách” hay “This page can’t load Google Maps correctly”. Đây là lỗi thường gặp nhất
Dạng 3: Thông tin cửa hàng sơ sài và ít được cập nhật do phức tạp trong quá trình cấu hình. Cần những người am hiểu về lập trình mới có thể sử dụng mặc dù bộ phận quản lý website thường là phòng Marketing
Bên cạnh đó, Thị trường Việt Nam vẫn là thị trường mà Google chưa tập trung đến về mặt bản đồ. Tại Mỹ, Google cập nhật theo tuần còn Việt Nam cập nhật 12 tháng/lần. Vì vậy, tại các địa chỉ khi có các con đường công trình lớn được xây dựng, hay những vị trí cửa hàng ở những nơi rất khó tìm kiếm thì rất lâu sau Google mới cập nhật.
Xem thêm: Các doanh nghiệp đã thực sự chú trọng vào việc xây dựng Trang liên hệ trên website hay chưa?
5 gợi ý khi ứng dụng bản đồ chuỗi cửa hàng vào Website thương hiệu đồ ăn nhanh
BizMap là giải pháp đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và nhúng bản đồ chuỗi cửa hàng lên website. Dù không am hiểu về lập trình, những nhà quản trị web hoàn toàn có thể tạo ra các mẫu bản đồ theo mong muốn của bản thân chỉ bằng vài bước cấu hình, lựa chọn màu sắc, bố cục bản đồ hay loại hình thức bản đồ.
Đối với các website chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh, dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo khi xây dựng bản đồ chuỗi cửa hàng với BizMap.
Thứ nhất: Bản đồ chuỗi cửa hàng mang đậm thương hiệu của doanh nghiệp
Marker hay các điểm đánh dấu vị trí trên bản đồ: Để bản đồ trở nên đặc sắc, doanh nghiệp có thể tạo những marker mang phong cách riêng thay vì sử dụng mẫu mặc định được cung cấp sẵn. Một số gợi ý có thể tham khảo như: Sử dụng logo làm marker hay thậm chí sử dụng sản phẩm làm marker. Chắc chắn khách hàng sẽ cảm thấy thú vị và bị chú ý nếu thấy hình ảnh những chiếc đùi gà rán trên nền bản đồ
Màu sắc: Có 2 dạng màu thông thường mà thương hiệu đồ ăn nhanh sử dụng là màu đỏ và màu vàng (vì tạo cảm giác thèm ăn và đói bụng). Chính vì thế, doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn marker màu đỏ hoặc vàng để kích thích khách hàng dẫn đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng.
Thứ hai, cung cấp đầy đủ và đa dạng thông tin cửa hàng
Thông tin về tên, địa chỉ cửa hàng: Doanh nghiệp có thể mô tả chi tiết nhất vị trí của 1 cửa hàng dù ở sâu trong ngõ, hẻm hoặc tại các vị trí quá khó tìm kiếm.
Ví dụ: Cửa hàng đối diện Công viên thủ lệ hoặc Cửa hàng đối diện ngõ 34….
Giờ đóng-mở cửa: Bên cạnh việc cung cấp giờ Mở cửa – Đóng cửa, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều khoảng thời gian trong 1 ngày nếu cửa hàng đó có thời gian nghỉ trưa hoặc chuẩn bị nhập hàng
Ví dụ: Thứ 2 – Giờ mở cửa 06:00 – 12:00 và 14:00 – 22:00
Thông tin liên hệ như Số điện thoại, Email: Đối với mỗi cửa hàng, đặc biệt là đối với chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thì việc nhanh chóng “hồi đáp” khách hàng là vô cùng quan trọng, vì thế thông tin về số điện thoại nên để ở mỗi cửa hàng nên để một số điện thoại khác nhau để có thể chăm sóc khách hàng tốt hơn, tránh việc để khách hàng đợi được trả lời.
Cung cấp nút đặt hàng ngay trên bản đồ: Đối với doanh nghiệp sở hữu chuỗi đồ ăn nhanh, tạo nút đặt hàng trên bản đồ lôi kéo người dùng bấm vào mua sản phẩm của cửa hàng. Có thể gắn link đặt hàng trực tiếp trên website hoặc kết nối với các ứng dụng đặt hàng khác
Hình ảnh cửa hàng: Từ lâu, khách hàng thường có xu hướng tổ chức sinh nhật cho gia đình, tổ chức sự kiện cho bạn bè ngoài cửa hàng. Việc cung cấp hình ảnh đẹp, không gian, khuôn viên rộng rãi, nội, ngoại thất phù hợp với việc tổ chức sự kiện sẽ giúp người dùng cân nhắc việc lựa chọn cửa hàng.
Cung cấp thông tin website: Để khách hàng được cung cấp nhiều trải nghiệm hơn, doanh nghiệp của bạn nên để link website trên bản đồ để người dùng dễ dàng truy cập.
Hỗ trợ người dùng tìm đường tới cửa hàng: Bạn nên chia thành nhiều lộ trình tới cửa hàng bằng nhiều phương tiện khác nhau như đi bộ, xe máy, ô tô, xe bus…. để người dùng có thể di chuyển với tuyến đường sao cho phù hợp nhất.
Xem thêm: Tại sao người dùng thích sử dụng Google Maps khi tìm kiếm cửa hàng?
Thứ ba, gợi ý các cửa hàng xung quanh vị trí người dùng hoặc vị trí bất kỳ trên bản đồ
Từ vị trí của người dùng, doanh nghiệp nên hỗ trợ chỉ đường tới cửa hàng gần nhất theo khoảng cách của người dùng hoặc có thể cài đặt trên bản đồ 3, 5 hay 10 cửa hàng xung quanh vị trí người dùng đang đứng giúp người dùng đa dạng sự chọn lựa cửa hàng gần nhất, hay chọn cửa hàng xinh xắn nhất phù hợp với các mục đích như tiện đi lại, thuận lợi cho việc check-in, sống ảo,….
Thứ tư, cài đặt trên bản đồ chuỗi cửa hàng menu phân loại sản phẩm của cửa hàng
Thương hiệu đồ ăn nhanh thường cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau, việc cài đặt menu phân loại các sản phẩm cửa hàng trên bản đồ giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm sản phẩm.
Ví dụ: Nếu cửa hàng đồ ăn nhanh của bạn có các sản phẩm như Gà, burger, spaghetti, cơm,…. mà người dùng chỉ muốn tìm món gà thì chỉ việc chọn nút lọc sản phẩm, sau đó, khách hàng đã có ngay một danh sách các loại gà khác nhau để mua hàng. Hoặc trong trường hợp, cửa hàng của bạn chia sản phẩm thành combo và sản phẩm lẻ thì người dùng cũng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn lựa tránh việc tốn thời gian.
Xem thêm: Top công cụ & phần mềm Kanban quản lý công việc hiệu quả năm 2022
Thứ năm, doanh nghiệp có thể thay đổi lớp bản đồ sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh sử dụng của người dùng
Đối với những chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nhiều lượng dùng truy cập website, doanh nghiệp nên lựa chọn cho mình những lớp bản đồ tiêu chuẩn, bản đồ sáng để người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm vị trí cửa hàng. Bởi, theo Neil Patel đã nhận định: “màu sắc ảnh hưởng đến 85% lý do bạn mua một sản phẩm cụ thể”. Vì vậy điểm mấu chốt để tăng sự chuyển đổi trên website là sử dụng màu sắc phù hợp nhất.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên lựa chọn sử dụng bản đồ đêm hoặc xanh coban để người dùng có thể nhìn bản đồ dễ hơn vào ban đêm.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ EK
Hotline: 091 276 5656
Email: marketing@ekgis.com.vn
Website: https://ekgis.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/eKGIS
Youtube: https://www.youtube.com/@eKMap_GIS-GeoAIServices
Văn phòng Hà Nội: Khu văn phòng tầng 3, toà nhà CT1, Khu nhà ở Bộ Công An, đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Văn Phòng HCM: Tầng 6 Tòa nhà Parami, 140 Bạch Đằng, P.2, Q. Tân Bình, TP. HCM