Hầu hết mọi người đã quen với thuật ngữ GPS vì đây là công nghệ được dùng thường xuyên đối với cá nhân, tổ chức để tìm kiếm và định vị vị trí trên thế giới. Tuy nhiên, GIS là một khái niệm có thể xa lạ với mọi người thậm chí chúng thường bị nhầm lẫn với GPS. Vậy GPS và GIS là gì? những ứng dụng của công nghệ GIS và GPS trong thực tiễn đời sống được biểu hiện như thế nào?
Theo dõi ngay bài viết dưới đây.
GPS
GPS (Global Positioning System) là hệ thống định vị toàn cầu với chức năng xác định vị trí trên bề mặt trái đất. GPS hoạt động dựa trên một mạng lưới vệ tinh không gian rộng lớn chuyển tiếp thông tin trên bề mặt đất về các tọa độ cụ thể trên bản đồ. Các vệ tinh hoạt động theo cách mà chúng chuyển tiếp tín hiệu vô tuyến từ không gian đến các máy thu GPS trên mặt đất. Các vị trí cụ thể trên trái đất cũng có thể được xác định bằng cách sử dụng một mạng lưới rộng lớn bao gồm nhiều vệ tinh và máy thu kết hợp.
Công nghệ GPS được phát triển nhằm phục vụ quân đội Hoa Kỳ vào những năm 1960. Sau này, phát minh này đã được xem là một phát minh mang tính cách mạng giúp xác định địa danh trên toàn cầu. Ngày nay, công nghệ GPS được sử dụng hầu hết ở các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày như hàng không (máy bay, máy bay không người lái), du lịch, phân phối, giao vận và lập bản đồ. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của GPS là lập bản đồ và khảo sát vị trí giống như ứng dụng Google Map chúng ta thường sử dụng.
Ứng dụng của công nghệ GPS
Công nghệ GPS được sử dụng trong các lĩnh vực sau:
1. Định vị vị trí
Đây là cách sử dụng phổ biến nhất của công nghệ GPS giúp bạn định vị vị trí của mình trên bản đồ hoặc theo dõi GPS của cá nhân khác trên thiết bị di động thông minh. Trong trường hợp ngành Logistics, bạn có thể theo dõi lộ trình chuyến đi xe hàng di chuyển thông qua màn hình máy tính để biết xe đã đi đến địa điểm nào. Ngoài ra GPS còn cung cấp cho lái xe tuyến đường tốt nhất đến địa điểm.
2. Ứng dụng GPS trong ngành Quân sự, quốc phòng
GPS được ứng dụng để quản lý hệ thống xe trong quân đội, nhắc nhở cảnh báo nếu xe chạy quá vận tốc và vượt khỏi vùng quy định. Ngoài ra, GPS giúp giám sát hành trình, định vị, kiểm soát hướng di chuyển của các phương tiện quân sự như tên lửa hành trình, máy bay không người lái, xe không người lái,…
3. GPS trong lĩnh vực giao thông vận tải
Hệ thống GPS giúp quản lý giám sát hành trình xe. Điển hình hiện này là mô hình xe ôm công nghệ như Grab, Bee,…Hệ thống GPS giúp người dùng theo dõi tuyến đường, số km, địa điểm đến, địa điểm đi. Đối với đơn vị quản lý giao vận có thể theo dõi đội ngũ nhân viên đang ở địa điểm nào, lộ trình chuyến đi.
Mặt khác, hệ thống GPS hỗ trợ quản lý xe buýt, hành trình các điểm dừng, điểm đỗ,…
4. GPS trong Xây dựng, trắc địa, thủy văn:
GPS ứng dụng trong việc:
- Đo đạc bản đồ, đất đai.
- Giám sát máy móc công trình, xây dựng san lấp mặt bằng, làm đường cao tốc, trải nhựa đường,…
5. GPS ứng dụng trong đời sống
- Tìm địa chỉ, theo dõi hướng dịch chuyển, định vị vị trí hiện tại trên các thiết bị di động, máy tính bảng như Google map, các ứng dụng giao hàng,…
- Giám sát con người trong trong phòng chống tệ nạn, xã hội, tù nhân, giam lỏng….
- Theo dõi trẻ tự kỷ, người già, người mất trí nhớ,…
Công nghệ GIS
GIS (Geographical Information System) là một công cụ dùng để thu thập, phân tích, lưu trữ dữ liệu và tạo lập bản đồ truyền từ các hệ thống định vị như GPS để sử dụng trong mục đích kinh doanh, quản lý tài nguyên, giao thông, thời tiết,…
Hệ thống GIS đầu tiên được thiết kế vào năm 1960 để sử dụng ở Canada và phiên bản dành cho máy tính để bàn được tạo ra vào năm 1986 để người dùng máy tính đều có thể sử dụng. GIS có thể được sử dụng để tạo bản đồ diễn giải sự di chuyển của mọi người từ nơi này đến nơi khác, sự lây lan của một căn bệnh cụ thể,… Nói cách khác, GIS làm cho thông tin từ GPS trở nên rõ ràng và chi tiết hơn.
Xem thêm bài viết: Làm thế nào để doanh nghiệp 4.0 số hóa bản đồ?
Ứng dụng của công nghệ GIS trong đời sống
1. Lập bản đồ dữ liệu với công nghệ GIS
GIS được sử dụng để cung cấp các vectơ định vị vị trí của đối tượng cần quản lý và quản lý toàn bộ hệ thống dữ liệu trên bản đồ. GIS giúp dữ liệu bản đồ trực quan hóa do đó người dùng có thể theo dõi nội dung cần quản lý trên bản đồ một cách dễ hiểu hơn.
2. Phân tích vùng lân cận
GIS được sử dụng để chỉ ra mối quan hệ giữa hai vị trí khác nhau và mức độ gần nhau của hai vị trí trên bản đồ.
3. Phân tích vị trí
Dữ liệu được hệ thống GIS thu thập và phân tích sử dụng để xác định vị trí tốt nhất của cơ sở bán hàng mới hoặc địa điểm mới có tiềm năng phát triển so với các điểm bán khác.
4. Ứng dụng Công nghệ GIS vào các ngành
GIS ứng dụng trong lĩnh vực Môi trường
GIS có vai trò quan trọng trong việc xác định và quản lý hệ thống cây xanh, hệ thống cáp quang, lưới điện, thoát nước, đường đô thị,…Các nhà nghiên cứu không chỉ sử dụng GIS như một công cụ quản lý mà đây còn là vũ khí đắc lực để phân tích nguyên nhân gây ra các hiện tượng tự nhiên như biến đổi khí hậu, xói mòn đất, ô nhiễm môi trường nước, không khí hay phản ứng của một lưu vực con sông dưới sự ảnh hưởng của mưa lũ.
Ứng dụng GIS trong Khí tượng thủy văn
Công nghệ GIS được xem là một phát minh phục vụ cho công tác chống thiên tai hay dự đoán các hiện tượng tự nhiên. GIS giúp quá trình đo khí áp, độ ẩm, gió, mây,…các nhà khí tượng thủy văn chính xác và nhanh chóng hơn.
Ứng dụng GIS đối với doanh nghiệp Bán lẻ (ngành phân phối)
Bản đồ số cho phép các doanh nghiệp phân phối kiểm tra số lượng hàng hóa tại nhà sản xuất, các đại lý điểm bán một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, GIS giúp công tác quản lý đội ngũ nhân viên làm việc ngoài hiện trường hiệu quả hơn. Nhà quản lý có thể biết chính xác nhân viên của mình có đang đến điểm bán và số lượng viếng thăm khách hàng tại thời điểm hiện tại trên bản đồ số. Mặt khác, GIS giúp các đơn vị bán lẻ xác định mặt hàng bán chạy thông qua báo cáo, hình ảnh từ đại lý, điểm bán của nhân viên từ đó lên kế hoạch chiến dịch khuyến mãi, giảm giá phù hợp.
Công nghệ GIS trong lĩnh vực Sản xuất
GIS có thể giúp ngành sản xuất quản lý hệ thống tài sản, nguồn hàng nhập, xuất kho. GIS được ứng dụng để quản lý kho hàng trên thị trường, các điểm bán về số lượng cung cấp, số lượng hàng đã bán, mặt hàng bán chạy,…Qua đó doanh nghiệp có thể xác định mặt hàng chủ đạo của mình trên thị trường.
Ứng dụng GIS còn được áp dụng trong các lĩnh vực Y tế, giao thông vận tải, bán lẻ, viễn thông, các ngành liên quan đến điện, nước, khí gas,…
Bản chất “khác biệt” giữa công nghệ GIS và GPS
Trên thực tế, hầu hết mọi người chỉ biết đến công nghệ định vị GPS. Đối với GIS mọi người thường bị nhầm lẫn với GPS. Tuy nhiên, GPS là một hệ thống vệ tinh giúp con người có thể định vị vị trí toàn cầu. Mục tiêu chính của GPS là xác định chính xác vị trí vật thể trên trái đất như địa danh, địa hình. Trong khi đó, GIS là một phần mềm được sử dụng để thu thập, lưu trữ, phân tích và tạo lập bản đồ. Mục đích chính của GIS là chia sẻ vị trí địa lý của điểm cụ thể trên trái đất và tạo lập bản đồ tại một điểm cụ thể để quản lý. Ví dụ ứng dụng Google map, GPS giúp chúng ta biết định vị các điểm trên bản đồ trong khi đó GIS cho phép chúng ta chia sẻ vị trí với người khác.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp người dùng có cái nhìn rõ nét hơn về công nghệ GIS và GPS và những ứng dụng của chúng trong cuộc sống hàng ngày.
Xem thêm bài viết:
GIS là gì? Tổng quan kiến thức về ngành GIS
Bản đồ số là gì? Lịch sử hình thành và tính ứng dụng thực tiễn của bản đồ số trong cuộc sống
[Kiến thức về GIS]: 5 thành phần trụ cột kiến tạo công nghệ GIS
Ứng dụng GIS trong thực tiễn từng ngành nghề lĩnh vực
Công nghệ bản đồ số đã giải quyết các vấn đề trong ngành bán lẻ như thế nào?
Hướng dẫn phân biệt 5 loại bản đồ thông dụng và mục đích sử dụng
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ EK
Hotline: 091 276 5656
Email: marketing@ekgis.com.vn
Website: https://ekgis.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/eKGIS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCragwOZIZSGDovZ6FBhGyPQ/featured
Văn phòng Hà Nội: Khu văn phòng tầng 3, toà nhà CT1, Khu nhà ở Bộ Công An, đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Văn Phòng HCM: Tầng 6 Tòa nhà Parami, 140 Bạch Đằng, P.2, Q. Tân Bình, TP. HCM